bài tập phân tích nguyên tố
- Câu 1 : Trong phân tích định tính, để xác định có nguyên tử cacbon (C) hay không, ta thường:
A Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng quỳ tím.
B Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước.
C Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước vôi trong (Ca(OH)2).
D Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng phenolphtalein.
- Câu 2 : Trong phương pháp phân tích định tính, không thể xác định được sự có mặt của nguyên tố:
A Cacbon.
B Hidro.
C Nitơ.
D Oxi.
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 (đặc) thấy khối lượng bình tăng m gam và thoát ra khí không màu. Chất bị giữ lại ở bình H2SO4 (đặc) là:
A CO2.
B H2O.
C N2.
D Cl2.
- Câu 4 : Chất hữu cơ Y chứa 3 nguyên tố C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxi dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy Z. Hấp thụ Z vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Vậy m bằng:
A Khối lượng CO2.
B Khối lượng CaCO3.
C Tổng khối lượng CO2 và H2O.
D Tổng khối lượng CaCO3 và H2O.
- Câu 5 : Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 71,29%C, 14,85%H còn lại là N. Công thức đơn giản nhất của X là
A C6H13N.
B C12H30N2.
C C5H14N2.
D C6H15N.
- Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam một chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của X là:
A C2H6.
B CH3.
C C2H6O.
D CH3O.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ X. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua lần lượt các bình:- Bình 1: đựng dung dịch H2SO4 đặc nóng.- Bình 2: đựng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư.Thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam. Bình 2 xuất hiện 30 gam kết tủa.Công thức đơn giản nhất của X là:
A C3H8O.
B C3H6O.
C C2H6O.
D C3H8.
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O trong phẩn tử. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đồng thời, khối lượng bình tăng 12,4 gam so với ban đầu. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của Y là:
A C2H4O2.
B CH2O.
C C2H4O.
D CH2O2.
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:
A C2H7O.
B C2H7N.
C C3H9O2N.
D C4H10N2O3.
- Câu 10 : Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam hợp chất A cần dùng vừa hết 4,2 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 3,15 gam H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Biết thể tích các khí đo ở đktc, trong phân tử của A có 1 nguyên tử nitơ (N). Công thức phân tử của A là:
A C3H7O2N.
B C3H9N.
C C4H9O2N.
D C4H11N.
- Câu 11 : Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là:
A C6H14O2N.
B C6H6ON2.
C C6H12ON.
D C6H5O2N.
- Câu 12 : Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là:
A C4H10O.
B C4H8O2.
C C4H10O2.
D C3H8O.
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 7,5. CTPT của X là:
A CH2O2.
B C2H6.
C C2H4O.
D CH2O.
- Câu 14 : Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hợp chất đó là:
A C2H6O2.
B C2H6O.
C C2H4O2.
D C2H4O.
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết dX/O2 < 2. CTPT của X là:
A C2H7N.
B C2H8N.
C C2H7N2.
D C2H4N2.
- Câu 16 : Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là:
A CO2Na.
B CO2Na2.
C C3O2Na.
D C2O2Na.
- Câu 17 : Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của Y là:
A C3H6O.
B C3H8O2.
C C3H8O.
D C3H6O2.
- Câu 18 : Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 ; 0,9 gam H2O và 112 ml N2 đo ở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất X ở 127o C và 1,64 atm người ta thu được 0,4 lít khí chất X. CTPT của X là:
A C2H5ON.
B C6H5ON2.
C C2H5O2N.
D C2H6O2N.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ