Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đ...
- Câu 1 : Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?
A. Quan hệ xã hội.
B. Quan hệ đạo đức.
C. Quan hệ kinh tế.
D. Quan hệ chính trị.
- Câu 2 : Nguyễn Văn A 17 tuổi phạm tội giết người, cướp tài sản. A phải chấp hành hình phạt nào sau đây?
A. Cảnh cáo.
B. Tù có thời hạn.
C. Tù chung thân.
D. Tử hình.
- Câu 3 : Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 4 : Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của qui luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
B. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
C. Điều tiết sản xuất và lưu hong hàng hóa
D. Thực hiện(hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Câu 5 : Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là?
A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.
B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. Mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
- Câu 6 : Hoàn thành phát biểu sau: Một trong những vai trò của pháp luật là nhằm thực hiện và bảo vệ ..........
A. bộ máy Nhà nước.
B. quyền lợi của công dân.
C. quyền dân chủ của công dân.
D. quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Câu 7 : Chủ thể của giao kết hợp đồng là gì?
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. Giữa 2 người lao động với nhau.
- Câu 8 : Ông D là cán bộ cấp cao trong cơ quan nhà nước, do trình độ quản lý yếu kém nên ông đã làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Ông đã bị xử lí trước pháp luật và thực hiện mọi phán quyết của Tòa án.Việc cán bộ cấp cao khi vi phạm pháp luật bị xử lý theo qui định của pháp luật là thể hiện điều gì?
A. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm công dân.
B. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền lợi.
C. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- Câu 9 : Sử dụng pháp luật được hiểu như thế nào?
A. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các nghĩa vụ của mình.
B. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn trách nhiệm của mình.
C. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn lợi ích của mình.
D. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình.
- Câu 10 : Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Cán bộ công chức nhà nước.
B. Tất cả mọi công dân.
C. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
D. Nhân dân.
- Câu 11 : Công dân không vi phạm dân sự trong trường hợp nào dưới đây?
A. Không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.
B. Không thực hiện đúng hợp đồng mua bán.
C. Tự ý sửa chữa nhà đi thuê không xin phép chủ nhà.
D. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.
- Câu 12 : Chị V.A là người dân tộc thiểu số. Chị quen anh Klà người dân tộc Kinh và muốn tiến đến hôn nhân nhưng bị bố mẹ anh K ngăn cản, nói muốn kết hôn thì chị V.A phải chuyển sang dân tộc Kinh. Bố mẹ anh K đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Bình đẳng trong gia đình.
C. Bình đẳng trong hôn nhân.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
- Câu 13 : Bên thuê nhà không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận là vi phạm gì?
A. dân sự
B. hành chính
C. kỉ luật
D. hình sự
- Câu 14 : Gần đây, xã An Đông thường xuyên bị kẻ gian đến bắt trộm chó. Buổi sáng đi thăm đồng, anh N đã phát hiện một người đang bắt trộm chó của nhà hàng xóm. Anh N đã hô hoán mọi người vây bắt, còng tay và dẫn lên công an xã. Trong trường hợp này, anh N không vi phạm vào quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
- Câu 15 : Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền gì?
A. sở hữu, sử dụng, mua bán tài sản.
B. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
C. sử dụng, cho, mượn tài sản.
D. chiếm hữu, sử dụng tài sản.
- Câu 16 : Pháp luật thể hiện sức mạnh mạnh đặc trưng của mình là quyền lực, buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của họ khi nào?
A. xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. lợi dụng một số mối quan hệ liên quan đến cá nhân hay tổ chức.
C. liên quan đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
D. có nguy cơ lợi dụng đến một số quan hệ xã hội của cá nhân.
- Câu 17 : Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng.
Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sơm, gia đình có công cách mạng. Hỏi: Sinh viên này phải chị trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?A. Như nhau.
B. Ngang nhau.
C. Bằng nhau.
D. Có thể khác.
- Câu 18 : Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:
A. Đang thực hiện tội phạm.
B. Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
C. Đang truy nã.
D. Tất cả các đối tượng trên.
- Câu 19 : Theo quy định của pháp luật, bất cứ công dân nào khi tham gia vào các quan hệ kinh tế cũng có quyền gì?
A. tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. tự do liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài.
C. kinh doanh theo nhu cầu của bản thân.
D. đăng kí kinh doanh trong các nghành nghề.
- Câu 20 : Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi nào?
A. hung hãn đánh người.
B. cứu người đuối nước.
C. giải cứu người gặp nạn.
D. bắt tội phạm lẩn trốn.
- Câu 21 : Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. kinh doanh.
B. phát triển.
C. sáng tạo.
D. lao động.
- Câu 22 : Những yếu tố tự nhiên mà lao đông của con người tác động vào được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguyên liệu.
- Câu 23 : Nội dung nào không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc nào?
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong hiến pháp và luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trước pháp luật.
- Câu 24 : Biểu hiện của bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng là gì?
A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo con cái.
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
D. Vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung.
- Câu 25 : Chị V vay tiền của một số người, nói là để góp vốn làm ăn. Mấy tháng đầu chị trả lãi sòng phẳng. Nhưng về sau chị lấy cớ làm ăn khó khăn nên hẹn lần, không trả lãi. Một số người thấy thế đã đòi lại cả tiền gốc nhưng chị vẫn không trả. Những người cho vay thấy thế kéo đến đòi nợ rất đông. Chị V không có khả năng trả nợ nên đã trốn khỏi nơi cư trúTheo em việc xử lí hành vi của chị V cần căn cứ vào pháp luật nào?
A. pháp luật dân sự
B. pháp luật hành chính
C. pháp luật hình sự
D. qui tắc đạo đức
- Câu 26 : Sản xuất của cải vật chất là quá trình gì?
A. Tạo ra của cải vật chất.
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm.
D. Tạo ra cơm ăn áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại