Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THC...
- Câu 1 : Bộ xương người được chia thành những nhóm xương nào?
A. Đầu, mình, ngực.
B. Đầu, thân, chân và tay.
C. Đầu, chân và tay.
D. Đầu, cổ, bụng.
- Câu 2 : Xương dài có đặc điểm là?
A. Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
B. Không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng
C. Xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.
D. Cả A và C.
- Câu 3 : Để chống mỏi cơ, cần phải làm gì?
A. Hạn chế sự ứ đọng khí cacbônic trong cơ thể.
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thế thao để rèn luyện cơ.
C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Cả B và C.
- Câu 4 : Mô liên kết gồm những thành phần nào?
A. Các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.
B. Các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Câu 5 : Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?
A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Gồm các tế bào thần kinh gọi là các nơron và các tế bào thần kinh đệm
C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
- Câu 6 : Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?
A. Cơ mông ít phát triển
B. Cơ bắp chân phát triển.
C. Cơ vận động ngón tay ít phát triển.
D. Tay có ít cơ phân hoá.
- Câu 7 : Để xương phát triển cần chú ý?
A. Lao động vừa sức.
B. Rèn luyện thế dục thể thao.
C. Cần lưu ý tư thế ngồi và mang vác.
D. Cả A, B và C.
- Câu 8 : Bộ xương người có những đặc điểm tiến hoá nào thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động?
A. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.
B. Cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.
C. Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.
D. Cả A và B.
- Câu 9 : Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng có vai trò gì?
A. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ.
C. Tạo ra năng lượng cho cơ co.
D. Cả A và C.
- Câu 10 : Sợi cơ có cấu tạo như thế nào?
A. Nhiều bó cơ.
B. Nhiều tơ cơ.
C. Nhiều sợi cơ.
D. Tơ cơ mảnh.
- Câu 11 : Tại sao nói xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc?
A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.
B. Trong xương có tủy xương và chất hữu cơ.
C. Kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng.
D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương.
- Câu 12 : Tính chất của cơ là gì?
A. Co và dãn
B. Có khả năng co
C. Có khả năng giãn
D. Bám vào hai xương
- Câu 13 : Cơ co khi nào?
A. Có kích thích của môi trường
B. Chịu tác động của hệ thần kinh
C. Tơ cơ xuyên sâu vào vùng phân bố
D. Cả A và B
- Câu 14 : Mô biểu bì có đặc điểm gì?
A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Gồm các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Câu 15 : Cơ vân có đặc điểm như thế nào?
A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.
B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.
D. Tế bào ngắn, không có nhân.
- Câu 16 : Sụn đầu xương có tác dụng gì?
A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
B. Sinh hồng cầu.
C. Giảm ma sát.
D. Chịu áp lực.
- Câu 17 : Tuỷ đỏ trong xương có vai trò gì?
A. Làm cho xương lớn lên về bề dài.
B. Sinh hồng cầu.
C. Giảm ma sát phía trong xương.
D. Chịu áp lực bên trong xương.
- Câu 18 : Yếu tố nào ảnh hưởng đến công của cơ?
A. Cường độ lao động.
B. Trạng thái thần kinh.
C. Hoạt động của hệ nội tiết.
D. Cả A và B.
- Câu 19 : Vai trò của khoang xương trẻ em là gì?
A. Giúp xương dài ra.
B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang.
C. Chứa tuỷ đỏ, là nơi sản sinh hồng cầu.
D. Nuôi dưỡng xương.
- Câu 20 : Khớp động có chức năng gì?
A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
B. Đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.
C. Hạn chế hoạt động của các khớp.
D. Tăng khả năng đàn hồi.
- Câu 21 : Mô là gì?
A. Tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ.
- Câu 22 : Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
- Câu 23 : Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Ví dụ minh hạo trên là của hình thức nào?
A. Vòng phản xạ.
B. Cung phản xạ
C. Phản xạ không điều kiện.
D. Sự thích nghi.
- Câu 24 : Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?
A. Bán cầu đại não
B. Tủy sống
C. Tiểu não
D. Trụ giữa
- Câu 25 : Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm?
A. Hình thái
B. Tuổi thọ
C. Chức năng
D. Cấu tạo
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể