Đề thi giữa kỳ 2 môn Hóa lớp 11 năm 2018-2019 - Tr...
- Câu 1 : Có bao nhiêu ankan ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi ankan đó tác dụng với clo theo tỉ lệ (1:1) chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 2 : Điều chế axit photphoric từ quặng photphorit theo sơ đồ:
Khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 cần thiết để điều chế 1 tấn H3PO4 49% là bao nhiêu, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%?A. 1,29 tấn.
B. 1,18 tấn.
C. 1,192 tấn.
D. 1,5 tấn.
- Câu 3 : Trong các chất dưới đây, chất nào có đồng phân hình học ?
A. Butan.
B. Propen.
C. But- 2- en.
D. Eten.
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol chất X chứa (C, H, O) và cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa 100 gam dung dịch H2SO4 96,48% và bình 2 chứa dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm thấy nồng độ H2SO4 ở bình 1 giảm còn 90%. Trong bình 2 tạo ra 55,2 gam muối. CTPT của X là (biết X có chứa 2 nguyên tử oxi) :
A. C3H6O2.
B. C3H8O2.
C. CH2O2.
D. C2H4O2.
- Câu 5 : Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. N2O5
B. NO
C. NO2
D. NH4NO3
- Câu 6 : Cracking ankan A, người ta thu được một hỗn hợp khí B gồm 2 ankan và 2 anken. Tỉ khối hơi của B so với H2 dB/H2 = 14,5. Khi dẫn hỗn hợp khí B qua dung dịch Br2 dư, khối lượng hỗn hợp khí giảm đi 55,52%. Phần trăm theo thể tích các anken trong B lần lượt là
A. 15% C3H6 và 35% C2H4.
B. 35% C3H6 và 15% C4H8.
C. 15% C3H6 và 35% C2H4.
D. 25% C3H6 và 25% C2H4.
- Câu 7 : Pentan không tham gia phản ứng nào ?
A. Phản ứng cộng.
B. Phản ứng cháy.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng tách.
- Câu 8 : Cho phản ứng: P + HNO3 (đ) → X + Y + H2OCác chất X và Y là :
A. H3PO3 và NO2.
B. H3PO4 và NO2.
C. H3PO3 và NO.
D. H3PO4 và NO.
- Câu 9 : C2H6 và C2H4 đều tham gia phản ứng nào dưới đây?
A. tác dụng với dung dịch brom.
B. tham gia phản ứng trùng hợp.
C. đốt cháy trong không khí.
D. Làm mất màu dung dịch KMnO4
- Câu 10 : Chất nào dưới đây phân li ra ion khi hòa tan trong nước ?
A. (NH2)2CO.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. C6H12O6 (glucozơ).
- Câu 11 : Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo( mạch hở)
A. 3 đồng phân.
B. 6 đồng phân.
C. 5 đồng phân.
D. 4 đồng phân.
- Câu 12 : Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
B. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
C. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
D. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
- Câu 13 : Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 69,52 gam rắn khan. Giả sử thể dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là
A. 0,04M.
B. 0,4M.
C. 0,05M.
D. 0,025M.
- Câu 14 : Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra ?
A. có kết tủa trắng và kết tủa không tan trong CO2 dư.
B. có kết tủa nâu đỏ không tan trong CO2 dư.
C. có kết tủa trắng và kết tủa tan hoàn toàn khi dư CO2.
D. ban đầu không có kết tủa sau đó có kết tủa trắng.
- Câu 15 : Cho các chất sau : (1) CH2=CHC≡CH; (2) CH2=CHCl; (3) CH3CH=C(CH3)2; (4) CH3CH=CHCH=CH2; (5) CH2=CHCH=CH2; (6) CH3CH=CHBr. Chất nào sau đây có đồng phân hình học ?
A. 4, 6.
B. 2, 4, 6.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 4, 5, 6.
- Câu 16 : Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) :
A. CH4 và C3H4.
B. CH4 và C2H4.
C. C2H6 và C3H6.
D. CH4 và C3H6.
- Câu 17 : Có 5 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3, MgCl2 . Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì sau khi phản ứng kết thúc số chất kết tủa thu được là :
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
- Câu 18 : Anken X có công thức cấu tạo: CH3–C(C2H5)=C(CH3)–CH3. Tên của X là :
A. 2, 3- đimetylpent-2-en.
B. isoheptan.
C. 2-ety- 3- metyllbut-2-en.
D. 3-metylpent-3-en.
- Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một hợp chất hữu cơ X( chứa C,H,N) bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức phân tử là :
A. C3H9N.
B. CH5N.
C. C2H7N.
D. C4H11N.
- Câu 20 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là :
A. 1,4
B. 1,2
C. 1,6
D. 1,0
- Câu 21 : Amoni nitrit có công thức là:
A. NaNO3.
B. NH4NO3.
C. NH4NO2
D. NaNO2.
- Câu 22 : Các nguyên tử thuộc nhóm VA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :
A. ns2np5
B. ns2 np3
C. ns2np2
D. ns2np4
- Câu 23 : Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18 . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30
B. 25
C. 20
D. 15
- Câu 24 : Khi đốt cháy một hydrocacbon X ta thu được (số mol CO2/ số mol H2O < 1) . Vậy X có thể là :
A. C3H6
B. CH4
C. C12H12
D. C2H2
- Câu 25 : Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là
A. Na2CO3 và NaHCO3.
B. NaOH và KHCO3.
C. NaHCO3 và NaHSO4.
D. Na2SO4 và NaHSO4.
- Câu 26 : Chọn khái niệm đúng về ankan :
A. Ankan là những hiđrocacbon mạch hở có liên một liên kết đôi trong phân tử.
B. Ankan là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử chỉ có chứa liên kết đơn.
C. Ankan là những hidrocacbon trong phân tử có chứa liên kết đơn.
D. Ankan là những hidrocacbon trong phân tử chỉ có chứa liên kết đơn.
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (D = 0,96 g/ml). Nồng độ % muối trong dung dịch là :
A. 42,98%.
B. 24,97%.
C. 42,69%.
D. 47,92%.
- Câu 28 : Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
A. C2H2.
B. C2H4.
C. C2H6.
D. C3H8.
- Câu 29 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 6,96 gam
B. 7,28 gam
C. 6,80 gam
D. 8,04 gam
- Câu 30 : Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là
A. a = 0,75b.
B. a = 0,5b.
C. a = 0,35b.
D. a = 0,8b.
- Câu 31 : Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (Oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2 được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T, nung T đến khối lượng không đổi thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,5
B. 3,0
C. 2,5
D. 4,0
- Câu 32 : Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
B. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
D. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
- Câu 33 : Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của hợp chất hữu cơ:
A. phản ứng hoá học thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
B. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
C. trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.
D. bền với nhiệt, khó bay hơi, khó nóng chảy.
- Câu 34 : Đun sôi dung dịch gồm chất X và KOH đặc trong C H OH 2 5 , thu được etilen. Công thức của X là
A. CH3CH2Cl
B. CH3COOCH=CH2
C. CH3COOH
D. CH3CHCl2
- Câu 35 : Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol buta – 1,3 - đien. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 24 gam.
B. 8 gam.
C. 16 gam.
D. 32 gam.
- Câu 36 : Hòa tan 10,92 gam hỗn hợp X chứa Al, Al2O3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,09 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có khối lượng 127,88 gam và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Z so với He bằng 5. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
A. 55,00%
B. 68,75%
C. 82,50%
D. 41,25%
- Câu 37 : Cho các chất sau : (1) but-1-en; (2) 2- metylbut-1-en; (3) 3-metylpent-1-en; (4) but-2-en. Những chất nào khi tham gia phản ứng cộng hợp hidro tạo ra cùng một sản phẩm ?
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (1) và (2).
D. (3) và (4).
- Câu 38 : Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe
B. 3CO + Cl2 →COCl2
C. 2CO + O2 → 2CO2
D. 3CO + Al2O3 → 3CO2 + 2Al
- Câu 39 : Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5 -COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là
A. 27
B. 34
C. 31
D. 24
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ