Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - TH...
- Câu 1 : Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật?
A. Đúng công đoạn.
B. Đúng thời điểm.
C. Đúng giai đoạn.
D. Đúng trình tự, thủ tục.
- Câu 2 : Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 3 : A đã 16 tuổi nhưng cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký củaA. Xem lại tin nhắn trên điện thoại của cha mẹ cho công bằng.
A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ, nếu cần tuyệt thực để phản đối.
B. Không nói chuyện với cha mẹ
C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
D. Kể chuyện này cho người khác biết mong mọi người tư vấn
- Câu 4 : Chị H là nhân viên hợp đồng tại trường Mầm non X. Thời gian giảng dạy tại trường chị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau một thời gian, chị nhận được quyết định cho thôi việc vì lí do đã đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Theo em, chị H phải gửi đơn khiếu nại đến đâu?
A. Chủ tịch công đoàn trường.
B. Cấp trên của hiệu trưởng trường X.
C. Chủ tịch phường.
D. Hiệu trưởng của trường X.
- Câu 5 : Chị H, K và L cùng đến trước cổng nhà chị Y gọi mãi mà không thấy chị Y trả lời nên chị K và chị H đã tự mở cửa nhà chị Y để vào nhà tìm Y, sau đó đóng cửa lại và đi ra ngoài. Khi gia đình chị Y đi làm về thấy cửa không khóa, đồ đạc bị lục tung và bị mất 100 triệu đồng. Cơ quan công an triệu tập chị H, L và K đến điều tra và kết luận chị H và K không liên quan đến việc mất tiền của gia đình chị Y. Những ai đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Mình chị K.
B. không ai xâm phạm.
C. Chị K và chị H.
D. Chị K, H và L.
- Câu 6 : Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là
A. người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
B. người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.
C. cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án).
D. chủ tịch tỉnh của người bị tố cáo.
- Câu 7 : Chọn phương án sai về trách nhiệm của nhà nước trong đảm bảo quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
A. Ban hành chính sách pháp luật.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Phát huy sự tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Đánh thuế vào sự sáng tạo của công dân.
- Câu 8 : Bắt quả tang H đang bắt trộm gà nhà mình, K cùng V(bạn của K) bắt trói H vào cột nhà. Ông N, bố của K đi làm về thấy vậy đã đánh và tra khảo H. Bà X vợ ông N về thấy vậy liền cởi trói cho H và cùng với ông chồng và con trai dẫn H đến công an phường. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K và anh V.
B. Ông N, bà X, anh K và anh V.
C. Ông N và bà X.
D. Ông N, anh K và anh V.
- Câu 9 : Trong buổi tư vấn hướng nghiệp của lớp 12A các bạn trong lớp đều có những dự định cho tương lai của mình. Bạn thì muốn theo học ngành y, bạn lại thích học ngành luật, kĩ sư...Các bạn lớp 12A đã thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của mình?
A. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học không hạn chế.
- Câu 10 : Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn.
B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ.
C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú.
D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kỳ nơi nào mình muốn.
- Câu 11 : Thấy chị L nói chuyện điện thoại lâu với bạn nên anh K đã lén ghi âm lại và đăng tải lên trang cá nhân. Nội dung này được anh T chia sẻ cho anh Y. Sau đó, K nhờ U và V lấy mật khẩu face book của chị L để kiểm soát mọi hoạt động của chị L. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh K.
B. Anh K và anh T.
C. Anh K, anh T, anh U và V.
D. Anh U và V.
- Câu 12 : Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang thi hành án phạt tù.
B. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Đang điều trị ở bệnh viện.
D. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
- Câu 13 : Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp
A. công an cho phép.
B. có người làm chứng.
C. trưởng ấp cho phép.
D. pháp luật cho phép.
- Câu 14 : Tại địa phương X, có một sô cán bộ xã làm việc cửa quyền hách dịch, có hành vi tham ô tham nhũng, theo em người dân tại địa phương X nên
A. viết đơn khiếu nại.
B. báo cảnh sát.
C. im lặng để cho cơ quan nhà nước giải quyết.
D. viết đơn tố cáo.
- Câu 15 : Bạn A đạt giải nhì kì thi học sinh giỏi quốc gia nên đã được tuyển thẳng vào trường đại học. Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào sau đây?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được học tập.
D. Quyền được sáng tạo.
- Câu 16 : Những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác thì pháp luật nước ta
A. khuyến khích.
B. cho phép.
C. bảo hộ.
D. nghiêm cấm.
- Câu 17 : Chủ thể được thực hiện quyền tố cáo là
A. tổ chức.
B. công dân.
C. công dân đủ 21 tuổi.
D. công dân đủ 18 tuổi.
- Câu 18 : Hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác
A. X tung tin đồn nói Y lấy trộm tiền
B. X hay khóc mỗi khi buồn.
C. X đi bắt trộm gà để bán.
D. X buôn bán ma túy.
- Câu 19 : Trong cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng của Tỉnh đề tài: “Máy bắt muỗi” của nhóm bạn T và X đạt giải Nhất chung cuộc. Hai bạn đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Phát triển.
B. Dân chủ.
C. Học tập.
D. Sáng tạo.
- Câu 20 : Chỉ được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân trong trường hợp nào sau đây?
A. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.
B. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.
C. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý
D. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem .
- Câu 21 : Quyền nào dưới đây là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Bầu cử và ứng cử của công dân.
C. Bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. Khiếu nại và tố cáo của công dân.
- Câu 22 : Cơ quan nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt giam người?
A. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.
B. Công an cấp huyện.
C. Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp.
D. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh.
- Câu 23 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện quyền
A. bảo hộ về sức khỏe của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. bảo hộ về tính mạng của công dân.
- Câu 24 : Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Trèo sang nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.
B. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.
C. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.
D. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà.
- Câu 25 : Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật?
A. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định.
B. Bắt, giam, giữ người do nghi ngờ không có căn cứ.
C. Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
D. Mọi trường hợp cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đều có quyền bắt người.
- Câu 26 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức
A. dân chủ gián tiếp
B. dân chủ trực tiếp
C. dân chủ tập trung
D. dân chủ không tập trung
- Câu 27 : Ý kiến nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Khi cần thiết công an có quyền bắt người để điều tra.
B. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
C. Khi cần thiết, có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
D. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người.
- Câu 28 : Đi xe máy gây tai nạn cho người khác là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Câu 29 : Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và
A. Nhân dân.
B. Công dân.
C. Dân tộc.
D. Cộng đồng.
- Câu 30 : Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân dân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ công khai.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ tập trung
D. Dân chủ trực tiếp.
- Câu 31 : Quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
- Câu 32 : Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.
C. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.
D. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
- Câu 33 : Sau khi chia tay nhau, anh F đã đăng nhiều ảnh “nhạy cảm” giữa anh với chị H lên trang cá nhân làm cho chị suy sụp tinh thần vì bị mọi người dị nghị, bàn tán. Anh V và Q đã bình luận với ý đồ không tốt về chị H và chia sẻ bài viết của F cho K, L và M. Trong trường hợp này, những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh F, V, Q, K, L và M.
B. Anh K, L và M.
C. Anh F, anh V và Q.
D. Mình anh F.
- Câu 34 : Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. Tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại