Đề KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2018 Trường THPT Phan...
- Câu 1 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ
A. sở hữu.
B. kinh tế.
C. lao động.
D. tài sản.
- Câu 2 : Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
A. Lao động và tư liệu lao động.
B. Sức lao động và tư liệu lao động.
C. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
D. Sức lao động và đối tượng lao động.
- Câu 3 : Ông V đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng Internet với nội dung xuyên tạc chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông V đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tiếp nhận thông tin.
- Câu 4 : Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt
A. tất cả các quyền dân chủ.
B. tất cả các quyền công dân.
C. hành vi trái pháp luật.
D. mọi nhu cầu cá nhân.
- Câu 5 : Cửa hàng kinh doanh hoa quả X sử dụng hóa chất độc hại để thúc ép hoa quả chín đúng ngày dự định. Cửa hàng kinh doanh hoa quả X đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 6 : Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. thực hiện nghĩa vụ lao động.
B. kí hợp đồng lao động.
C. thuê lao động.
D. sử dụng sức lao động.
- Câu 7 : Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo
A. khả năng và nhu cầu xã hội.
B. sở thích và khả năng của mình.
C. nhu cầu thị trường hằng năm.
D. mục đích của gia đình.
- Câu 8 : Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ?
A. Bà T cấm H không được dùng điện thoại vì sợ hỏng mắt.
B. Do mâu thuẫn cá nhân nên K nhắn tin xúc phạm N.
C. Chị Q lén lút xem trộm tin nhắn điện thoại của chồng.
D. M bị phạt trực nhật lớp vì sử dụng điện thoại trong giờ học
- Câu 9 : Công dân nam nữ không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng về quyền và lợi ích.
C. Bình đẳng về giới tính.
D. Bình đẳng trước pháp luật.
- Câu 10 : Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Bắt người do nghi ngờ phạm tội.
B. Bắt người do thù oán cá nhân.
C. Khống chế con tin.
D. Bắt người đang bị truy nã.
- Câu 11 : Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu tăng, sản xuất và kinh doanh mở rộng thì lượng cung hàng hóa
A. giữ nguyên.
B. giảm xuống.
C. tăng lên.
D. ổn định.
- Câu 12 : Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền
A. đề xuất.
B. tố cáo.
C. kiến nghị.
D. khiếu nại.
- Câu 13 : Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. tranh chấp tài sản.
C. vợ chồng đánh nhau.
D. tội phạm bị truy nã.
- Câu 14 : Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Hình sự.
- Câu 15 : Quyền và nghĩa vụ công dân có mối quan hệ
A. phụ thuộc vào nhau.
B. ngang nhau.
C. không tách rời nhau.
D. tách rời nhau.
- Câu 16 : Để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác cần căn cứ vào đặc trưng nào sau đây?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính tự nguyện, tự giác.
D. Tính quy phạm phổ biến
- Câu 17 : Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, là tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Cung cấp dịch vụ.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị.
- Câu 18 : Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. gia đình.
B. nhân thân.
C. tài sản.
D. tình cảm.
- Câu 19 : Anh H sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và kinh doanh không nộp thuế. Anh H không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật. pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật và tuân thủ
- Câu 20 : Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. sức mua của đồng tiền.
B. giá cả.
C. giá trị.
D. giá trị trao đổi.
- Câu 21 : Trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức, các ứng cử viên được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu về nơi công tác hay nơi cư trú để làm gì?
A. Tiếp xúc cử tri.
B. Lấy ý kiến của Hội nghị cử tri.
C. Báo cáo với cử tri.
D. Gặp gỡ cử tri.
- Câu 22 : Anh Y nhặt được một cặp tài liệu của ông M, trong cặp tài liệu có giấy tờ liên quan đến bí mật công nghệ mà công ty ông M đang nghiên cứu. Biết được điều này, anh Y đã bàn với anh X nhắn tin yêu cầu ông M phải đưa cho hai anh hai trăm triệu đồng để lấy lại chiếc cặp và giấy tờ. Lo sợ sẽ bị mất bí mật công nghệ, mà ông M lại đang bận đi công tác xa nên đã chuyển tiền nhờ nhân viên là T đến gặp anh Y và anh X. Tuy nhiên nhân viên T đã không đến gặp anh Y và anh X mà đã chiếm đoạt số tiền trên. Những ai dưới dây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Anh Y, anh X và ông M.
B. Anh Y, anh T và ông M.
C. Anh Y, anh X và anh T.
D. Ông M, anh Y, anh X và anh T.
- Câu 23 : Thôn A tổ chức họp dân để bàn bạc chủ trương trồng rau trên đất cát. Cuộc họp diễn ra khá căng thẳng nhưng rất dân chủ. Sau khi thảo luận, bàn bạc, cả thôn đã thống nhất cao về chủ trương cấp trên giao. Việc làm trên của thôn A thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi nào ?
A. Địa phương.
B. Quốc gia.
C. Cơ sở.
D. Vùng miền.
- Câu 24 : Bà M cho ông K hàng xóm vay 200 triệu đồng. Ông K đã viết giấy vay tiền và viết rõ thời gian trả. Đến thời hạn, bà M nhiều lần đến đòi nhưng ông K không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần làm gì?
A. Thuê người chuyên đòi nợ thuê để đòi nợ giúp mình..
B. Làm đơn khởi kiện ông K lên tòa án nhân dân huyện.
C. Nhờ công an phường giải quyết.
D. Nhờ Ủy ban nhân dân phường giải quyết
- Câu 25 : Do bực tức việc chồng bán miếng đất mà anh ấy mua trước khi kết hôn khi chưa được sự đồng tình của chị, chị K đã hẹn gặp anh bạn thân của mình là Q ở quán nước để nói chuyện, đồng thời đăng thông tin nói xấu chồng trên trang cá nhân. Khi chồng chị đi làm về bắt gặp, do hiểu nhầm là vợ mình có quan hệ tình cảm với anh Q, nên chồng chị K đã lao vào chửi bới anh Q và đánh anh Q dẫn đến thương tích nhẹ. Ai sau đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chồng chị K.
B. Vợ chồng chị K, anh Q.
C. Vợ chồng chị K.
D. Chị K.
- Câu 26 : Trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới, ông U cùng nhân viên cấp dưới của mình là anh M đã rủ bạn là anh K và anh Q đến cơ quan chơi và uống rượu trong giờ hành chính. Sau khi uống rượu xong, ông U đã rủ anh M, anh Q và anh K đánh bài ăn tiền tại phòng làm việc. Quá trình đánh bài do thua nhiều, lại có hơi men trong người nên ông K đã to tiếng chửi rủa anh Q, bị xúc phạm, quá bực tức anh Q đã hất cái cốc bên cạnh vào người ông U làm ông U bị thương ở chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
A. Ông U, anh Q, anh K.
B. Ông U, anh M, anh Q, anh K.
C. Anh M, anh Q, anh K.
D. Ông U và anh M.
- Câu 27 : Chị D được đề nghị ký hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty S. Chị D có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để thỏa thuận về nội dung hợp đồng lao động?
A. Bình đẳng giữa mọi công dân.
B. Bình đẳng trong từng cơ quan, doanh nghiệp.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong giao tiếp giữa Giám đốc và nhân viên.
- Câu 28 : Sau thời gian nghỉ thai sản, chị M đi làm trở lại thì thấy vị trí của mình đã có anh H đảm nhận và bất ngờ chị nhận được quyết định thôi việc không nói rõ lý do của Giám đốc công ty Y. Giám đốc công ty Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lao động.
B. Công vụ.
C. Kinh doanh.
D. Kinh tế.
- Câu 29 : Vì nghi ngờ H lấy điện thoại của mình nên K đã đem chuyện tâm sự với V và P; cả hai đã vào phòng H lục soát, cho dù H không đồng ý, quá tức giận H đã gọi điện cho bạn mình là Q đến đánh V và P bị trọng thương. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. K, V và P.
B. V và P.
C. H, K, V và P.
D. K, V, P, và Q
- Câu 30 : Trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ông X đã kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về việc cần tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh oline qua mạng xã hội. Ông X đã thực hiện quyền gì của công dân?
A. Tham gia quản lí Nhà nước.
B. Xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Xây dựng chính sách xã hội.
D. Tự do ngôn luận.
- Câu 31 : K và N chơi đá bóng với nhau, bị K cố ý đá vào mặt rất đau, N đã nổi nóng lấy gậy đánh K bầm tím chân, nghe tin bố K đến, thấy con mình bị đánh, tức giận liền bắt nhốt N suốt từ trưa đến gần tối mới thả. Về nhà N sụt sùi, sợ hãi kể với bố mẹ. Xót con bố mẹ N đến nhà K hỏi chuyện, mẹ K và mẹ N lời qua tiếng lại rồi chửi bới nhau thậm tệ, trong lúc hai bên xô xát nhau, bố N bị bố K đẩy ngã gãy tay. Những ai sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe?
A. N và K.
B. Bố mẹ N và bố K.
C. Bố mẹ N và bố mẹ K.
D. K, N và bố K.
- Câu 32 : T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông K yêu cầu T đưa phiếu cho ông xem rồi tự ý gạch tên ông N trong phiếu bầu của T rồi bỏ luôn phiếu của T vào hòm phiếu. Hành vi của ông K đã vi phạm những nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?
A. Bình đẳng và trực tiếp.
B. Trực tiếp và phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín và trực tiếp.
D. Phổ thông và bình đẳng.
- Câu 33 : Do cần tiền đưa con là em N đi viện nên bà M đành đến nhà anh H vay 10 triệu đồng với lãi suất cao, hẹn 1 tháng sau sẽ trả, đến hẹn nhưng bà M vẫn chưa thể xoay đủ tiên để để trả cho anh H, tức dận anh H đã thuê anh K, anh V đến nhà đập phá đồ đạc, lấy điện thoại của bà và bắt em N về nhà anh, yêu cầu bà M đưa 50 triệu đồng đến sẽ thả em N ra. Anh H đã vi phạm những quyền tự do nào sau đây của công dân?
A. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.ở.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chổ
- Câu 34 : Do không muốn vợ và con trai mất thời gian đi bầu cử để ở nhà bán hàng, ông M đã nhận phiếu hộ và tiến hành bỏ phiếu giúp theo ý của vợ và con trai ông. Gặp bà N cạnh nhà, bị gãy tay phải không thể cầm bút và nhờ viết hộ, ông M đã không hỏi ý kiến bà mà tự lựa chọn ứng viên theo ý kiến của ông và bỏ luôn phiếu bà N vào hòm phiếu. Những ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Ông M.
B. Ông M, vợ và con trai ông M, bà N.
C. Ông M, vợ và con trai ông M.
D. Ông M và bà N.
- Câu 35 : Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt 500.000 đồng. Cho rằng, mức xử phạt như vậy là quá cao, anh Q cần làm gì trong các việc làm dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người Cảnh sát.
B. Khiếu nại đến Giám đốc Công an Tỉnh.
C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát.
D. Khiếu nại đến người Cảnh sát đã xử phạt mình.
- Câu 36 : Chị G bị chồng là anh U bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố mẹ U là ông bà S ép G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo gia đình. Mặt khác U còn tự ý bán xe máy riêng của G vốn đã có từ trước khi hai người kết hôn khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã tới nhà nói lời lẽ xúc phạm bố mẹ U đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để hạ uy tín của ông bà S trên mạng xã hội. Anh U đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. bình đẳng trong quan hệ tôn giáo và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
C. bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ của cải giữa vợ và chồng.
D. bình đẳng trong quan hệ tình cảm và quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
- Câu 37 : Chị M làm hợp đồng thuê nhà ở của bà H. Theo như nội dung của hợp đồng thì chị M phải thanh toán tiền nhà cho bà H sau 05 tháng với số tiền là 50 triệu đồng. Nhưng vì lí do cần tiền để kinh doanh, nên dù đã đến hạn theo hợp đồng chị M vẫn không thanh toán cho bà H. Vì bức xúc bà H đã to tiếng với chị M. Thấy vợ bị bà H chửi mắng, anh T chồng chị Mđã lao vào đánh bà H bị trọng thương. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Anh T, chị M.
B. Bà H, anh T.
C. Chị M.
D. Bà H, chị M.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại