- Điện - Từ trường ( có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A Dòng điện gây ra từ trường.
B Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
- Câu 2 : Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
- Câu 3 : Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K?
A Cực Nam của kim nam châm bị hút về phía đầu B.
B Cực Nam của kim nam châm bị đẩy ra đầu B.
C Cực Nam của kim nam vẫn đứng yên so với ban đầu.
D Cực Nam của kim nam châm vuông góc với trục ống dây.
- Câu 4 : Khi đặt la bàn tại một vị trí nào đó trên mặt đất, kim la bàn luôn định hướng là
A Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.
B Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí.
C Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Đông địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí.
D Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?
A Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.
B Nắm bàn tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống dây.
C Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
D Nắm bàn tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
- Câu 6 : Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng:
A Ngắt mạch điện động cơ ngừng làm việc.
B Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.
C Ngắt mạch điện cho nam châm điện.
D Đóng mạch điện cho nam châm điện.
- Câu 7 : Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?
A Làm cho nam châm được chắc chắn.
B Làm tăng từ trường của ống dây.
C Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.
D Không có tác dụng gì.
- Câu 8 : Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi
A ống dây và thanh nam châm cùng chuyển động về một phía.
B ống dây và thanh nam châm chuyển động về hai phía ngược chiều nhau.
C thanh nam châm chuyển động lại gần hoặc ra xa ống dây.
D ống dây chuyển động lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.
- Câu 9 : Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác định từ cực của thanh nam châm?
A Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.
B Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc.
C Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.
D Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.
- Câu 10 : Quan sát hình vẽ 2, hãy cho biết hình nào vẽ đúng chiều của đường sức từ?
A
B
C
D
- Câu 11 : Cho hình vẽ (hình 3). Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?
A
B
C
D
- Câu 12 : Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều?
- Câu 13 : a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào?b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ? (không dùng thêm dụng cụ gì khác)
- Câu 14 : Quan sát hình vẽ (hình 4). Cho biết. a. Khung dây sẽ quay như thế nào? Tại sao? b. Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục?
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn