Trắc nghiệm vật lý 10 bài 15: Bài toán về chuyển đ...
- Câu 1 : Ném vật theo phương ngang ở độ cao 50m so với mặt đất, lấy g = 9,8m/${s}^{2}$. Vận tốc lúc ném là 18m/s. Tính thời gian của vật khi chạm đất
A. 3,2 s
B. 3,3 s
C. 5,4 s
D. 4,5 s
- Câu 2 : Để tăng tầm xa của vật ném ngang theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?
A. Tăng vận tốc ném
B. Giảm độ cao điểm ném
C. Giảm khối lượng vật ném
D. Tăng độ cao điểm ném
- Câu 3 : Để tăng tầm xa của vật ném ngang theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì ta có thể sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng vận tốc ném
B. Giảm độ cao điểm ném
C. Giảm khối lượng vật ném
D. Tăng vận tốc ném hoặc tăng độ cao điểm ném
- Câu 4 : Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ ${v}_{0}$ = 10m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới. Gốc thời gian là lúc ném. Lấy g = 10m/${s}^{2}$. Phương trình quỹ đạo của vật là:
A. ${y}{=}{5}{{x}}$
B. ${y}{=}{0}{,}{1}{{x}}^{2}{+}{5}{{x}}$
C. ${y}{=}{0}{,}{05}{{x}}^{2}$
D. ${y}{=}{10}{t}{+}{5}{t}^{2}$
- Câu 5 : Ném vật theo phương ngang với vận tốc 10m/s từ độ cao 40m xuống đất. Lấy g = 10m/${s}^{2}$. Phương trình quỹ đạo của vật là
A. ${y}{=}{0}{,}{02}{x}^{2}$
B. ${y}{=}{0}{,}{03}{x}^{2}$
C. ${y}{=}{0}{,}{04}{x}^{2}$
D. ${y}{=}{0}{,}{05}{x}^{2}$
- Câu 6 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ${v}_{0}$ từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:
A. ${v}{=}\sqrt{{v}_{0}{+}{g}{t}}$
B. ${v}{=}\sqrt{\int^{v}_{0}{2}{+}{g}^{2}{t}^{2}}$
C. ${v}{=}{g}{t}$
D. ${v}{=}{v}_{0}{+}{g}{t}$
- Câu 7 : Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà, cách mép bàn theo phương ngang 2m. Lấy g = 10m/${s}^{2}$. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là:
A. 3 m/s.
B. 4 m/s.
C. 2 m/s
D. 1 m/s.
- Câu 8 : Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. Lấy g = 10m/${s}^{2}$. Vận tốc ban đầu của vật là
A. 10m/s
B. 2,5m/s
C. 2m/s
D. 5m/s
- Câu 9 : Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là ${v}_{0}$. Tầm xa của vật là 18m. Tính ${v}_{0}$. Lấy g = 10m/${s}^{2}$
A. 13,4m/s
B. 19m/s
C. 10m/s
D. 3,16m/s
- Câu 10 : Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi ${v}_{0}$ theo phương ngang ở độ cao 1500m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2km theo phương ngang. Lấy g = 9,8m/${s}^{2}$. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng:
A. 114,31 m/s
B. 11, 431 m/s
C. 228,62 m/s
D. 22,86 m/s
- Câu 11 : Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là
A. ${t}{=}{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
B. ${t}{=}\dfrac{{{2}{h}}}{g}$
C. ${t}{=}\dfrac{h}{{{2}{g}}}$
D. ${t}{=}{\sqrt{\dfrac{h}{{{2}{g}}}}}$
- Câu 12 : Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là
A. ${L}{=}{v}{\sqrt{\dfrac{h}{{{2}{g}}}}}$
B. ${L}{=}{v}{.}\dfrac{{{2}{h}}}{g}$
C. ${L}{=}{v}{.}\dfrac{h}{{{2}{g}}}$
D. ${L}{=}{v}{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
- Câu 13 : Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng
A. 100 m
B. 140 m
C. 125 m
D. 80 m
- Câu 14 : Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là
A. $\sqrt{{3}}$s
B. 4,5 s
C. 9 s
D. 3 s
- Câu 15 : Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Tầm ném xa của viên bi là
A. 2,82 m
B. 1 m
C. 1,41 m
D. 2 m
- Câu 16 : Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép bàn theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là
A. 3 m/s
B. 4 m/s
C. 2 m/s
D. 1 m/s
- Câu 17 : Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi ${v}_{o}$theo phương ngang ở độ cao 1500 m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng
A. 114,31 m/s.
B. 11, 431 m/s
C. 228,62 m/s.
D. 22,86 m/s
- Câu 18 : Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10${m}{/}{s}^{2}$ với vận tốc ban đầu 40 m/s. Tốc độ của vật khi chạm đất là
A. 50 m/s
B. 70 m/s
C. 60 m/s
D. 30 m/s
- Câu 19 : Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10${m}{/}{s}^{2}$ với vận tốc ban đầu ${v}_{o}$. Biết sau 2s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc ${30}^{0}$. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 40 m/s
B. 30 m/s
C. 50 m/s
D. 60 m/s
- Câu 20 : Một máy bay đang bay thẳng đều theo phương ngang với tốc độ ở độ cao h muốn thả bom trúng một tàu chiến đang chuyển động thẳng đều với tốc độ trong cùng mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc máy bay. Hỏi máy bay phải cắt bom khi nó cách tàu chiến theo phương ngang một đoạn L bằng bao nhiêu? Biết rằng máy bay và tàu chuyển động ngược chiều nhau
A. ${L}{=}\left({{{v}_{1}{+}{v}_{2}}}\right){\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
B. ${L}{=}\left|{{{v}_{1}{+}{v}_{2}}}\right|{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
C. ${L}{=}{v}_{1}{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
D. ${L}{=}\left({{{v}_{1}{+}{v}_{2}}}\right)\sqrt{{2}{g}{h}}$
- Câu 21 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ${v}_{o}$= 10m/s từ độ cao h = 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm khoảng cách từ điểm ném tới điểm vật chạm đất.
A. 17,3m
B. 14,lm
C. 24,lm
D. 30,0m
- Câu 22 : Từ một đỉnh ngọn tháp cao 80m, một quả cầu được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20m/s. Lấy g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Chọn hệ trục tọa độ Oxy có gốc O tại điểm ném, Ox hướng theo $\overrightarrow{v}_{0}{}$ , Oy hướng thẳng đúng xuống dưới; x, y tính bằng m. Phương trình quỹ đạo của quả cầu là
A. ${y}=\dfrac{x^2}{80}$
B. ${y}=\dfrac{x^2}{40}$
C. ${y}{=}{80}{x}^{2}$
D. ${y}{=}{40}{x}^{2}$
- Câu 23 : Từ cùng một độ cao so với mặt đất và cùng một lúc, viên bi A được thả rơi, còn viên bi B được ném theo phương ngang, Bỏ qua lực cản không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cả A và B có cùng tốc độ ngay khi chạm đất
B. Viên bi A chạm đất trước viên bi B
C. Viên bi A chạm đất sau viên bi B.
D. Ngay khi chạm đất tốc độ viên bi A nhỏ hơn viên bi B
- Câu 24 : Ở một đồi cao ${h}_{0}$= 100 m người ta đặt một súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của tòa nhà, gần bức tường AB nhất. Biết tòa nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 100 m. Lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Tìm khoảng cách từ chỗ bắn viên đạn chạm đất đến chân tường AB.
A. 12,6 m
B. 11,8 m
C. 9,6 m
D. 14,8 m
- Câu 25 : Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu ? Lấy g = 9,8${m}{/}{s}^{2}$.
A. 45 m/s
B. 60 m/s
C. 42 m/s
D. 90 m/s.
- Câu 26 : Từ một điểm ở độ cao h = 18 m so với mặt đất và cách tường nhà một khoảng L = 3 m, người ta ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu ${v}_{0}$. Trên tường có một cửa sổ chiều cao a = 1 m, mép dưới của cửa cách mặt đất một khoảng b = 2 m. Hỏi giá trị của ${v}_{0}$phải nằm trong giới hạn nào để hòn sỏi lọt qua cửa sổ ? Bỏ qua bề dày tường, lấy g = 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$
A. 1,8 m/s
B. 1,71 m/s
C. 1,66 m/s
D. 1,67 m/s
- Câu 27 : Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m theo phương ngang. Lấy g = 10m/${s}^{2}$. Thời gian rơi và vận tốc ban đầu của bi
A. 0,5s và 3m/s
B. 0,25s và 3m/s
C. 0,35s và 2m/s
D. 0,125s và 2m/s
- Câu 28 : Một vật được ném ngang từ độ cao 1,8m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10m/${s}^{2}$ với vận tốc ban đầu 15m/s. Tốc độ của vật khi chạm đất là:
A. 16,16 m/s
B. 11,16 m/s
C. 16,34 m/s
D. 8,8 m/s
- Câu 29 : Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 80m. Sau 3s vận tốc của vật hợp với phương ngang góc ${45}^{o}$. Thời gian vật chạm đất là
A. 2 s
B. 3 s
C. 4 s
D. 5 s
- Câu 30 : Từ vị trí A, một vật được ném ngang với tốc độ ${v}_{0}$ = 2m/s. Sau đó 1s, tại vị trí B có cùng độ cao với A người ta ném thẳng đứng một vật xuống dưới với tốc độ ban đầu ${v}_{0}{'}$. Biết AB = 6m và hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động. Lấy(g = 10m/${s}^{2}$. Vận tốc ${v}_{0}{'}$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15m/s
B. 10m/s
C. 12m/s
D. 9m/s
- Câu 31 : Một máy bay đang bay thẳng đều ở độ cao h với tốc độ ${v}_{0}$ thì thả rơi một vật. Khi vật chạm đất, vật cách chỗ thả vật một đoạn bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của không khí
A. ${s}{=}{v}_{0}{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$
B. ${s}{=}{2}{v}_{0}\sqrt{{g}{h}}$
C. ${s}{=}{v}_{0}\dfrac{{{2}{h}}}{g}$
D. ${s}{=}\dfrac{{{2}{g}{h}}}{v}_{0}$
- Câu 32 : Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là:
A. Một đường elip
B. Một đường hypecbol
C. Một đường parabol
D. Một đường thẳng
- Câu 33 : Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu ${v}_{0}$, cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II
B. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của vật
C. Vật I chạm đất sau vật II
D. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II
- Câu 34 : Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là ${v}_{0}$ = 20m/s và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi quả bóng được ném từ độ cao nào? Lấy g = 10m/${s}^{2}$ và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 90m
B. 30m
C. 45m
D. 60m
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do