Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THP...
- Câu 1 : Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng ?
A. NH3, N2O5, N2, NO2
B. N2, NO, N2O, N2O5
C. NH3, NO, HNO3, N2O5
D. NO2, N2, NO, N2O3
- Câu 2 : Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua lần lượt là gì?
A. LiN3 và Al3N
B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3
D. Li3N2 và Al3N2
- Câu 3 : Cho các oxit kim loại: CuO, FeO, Al2O3, Na2O, PbO, CaO. Số oxit NH3 có thể khử được là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 4 : Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là gì?
A. HCl
B. N2
C. NH3+Cl-
D. NH4Cl
- Câu 5 : Cho x mol N2 và 12 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thấy có 6 mol NH3 tạo thành. Biết hiệu suất chung của phản ứng là 75%. Tìm x?
A. x>1
B. x>2
C. x>3
D. x≥4
- Câu 6 : Trộn 100 ml dung dịch natri nitrit 3M với 300 ml dung dịch amoni clorua 1,6M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn. Thể tích khí N2 sinh ra và nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?
A. VN2 = 6,72 (lít); CM NaCl = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
B. VN2 = 6,72 (lít); CM NaNO2 = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
C. VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NaNO2 = 0,15 (M).
D. VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
- Câu 7 : Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm những chất nào?
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
- Câu 8 : Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là khí nào?
A. N2.
B. O2.
C. H2.
D. CO2.
- Câu 9 : Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?
A. \(CaC{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\to Ca{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}\)
B. \(Ca{{(OH)}_{2}}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\to CaC{{O}_{3}}\downarrow +2NaOH\)
C. \(CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}CaO+C{{O}_{2}}\)
D. \(Ca{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}\to CaC{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
- Câu 10 : Cho các chất: O2 (1), Cl2 (2), Al2O3 (3), Fe2O3 (4), HNO3 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), ZnO (9), PbCl2 (10). Cacbon monooxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
- Câu 11 : Cho 34,9 gam hỗn hợp gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. giá trị của m là bao nhiêu?
A. 57,40.
B. 43,05.
C. 28,70.
D. 86,10.
- Câu 12 : Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tổng khối lượng sản phẩm rắn là bao nhiêu?
A. 40,7 gam
B. 38,24 gam
C. 26 gam
D. 34,5 gam
- Câu 13 : Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là gì?
A. a > b
B. a < b.
C. b < a < 2b.
D. a = b.
- Câu 14 : Khử hoàn tàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 3,36 gam
B. 1,68 gam
C. 2,52 gam
D. 1,44 gam
- Câu 15 : Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. 5H2SO4 đặc + 4Mg → 4MgSO4 + H2S + 4H2O.
C. K2S + 2HCl → 2KCl + H2S.
D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
- Câu 16 : Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. HClO3.
C. C6H12O6 (glucozơ).
D. Ba(OH)2.
- Câu 17 : Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là bao nhiêu?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 18 : Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
- Câu 19 : Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Axit photphoric là chất tinh thể trong suốt, rất háo nước.
B. Axit photphoric tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào.
C. Axit photphoric thường dùng là dung dịch đặc, sánh, có nồng độ 85%.
D. Dung dịch axit photphoric 85% có màu nâu đỏ.
- Câu 20 : Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét sai là?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.
B. Các muối nitrat là chất điện li mạnh, trong dung dịch loãng chúng phân li hoàn toàn thành các ion.
C. Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy.
D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
- Câu 21 : Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là bao nhiêu?
A. 76,5 gam.
B. 82,5 gam.
C. 126,2 gam.
D. 180,2 gam.
- Câu 22 : Khi tham gia phản ứng hóa học, P thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính oxi hóa.
B. Tính khử.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Tính kim loại.
- Câu 23 : Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 12
D. 13
- Câu 24 : Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol; Mg2+ 0,3 mol; Cl− 0,4 mol; HCO3− y mol. Cô cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 49,8
B. 49,4
C. 37,4
D. 30,5
- Câu 25 : Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là gì?
A. x + 2z = y + 2t.
B. z + 2x = y + t.
C. x + 2y = z + 2t.
D. x + 2y = z + t.
- Câu 26 : Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO− và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M, biết rằng độ điện li \(\alpha \) của CH3COOH bằng 20%?
A. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,048M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,012M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,012M\)
B. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0112M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
C. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,056M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
D. \({\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0448M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M\)
- Câu 27 : Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là bao nhiêu?
A. 1,5M.
B. 2M.
C. 1M.
D. 1,75M.
- Câu 28 : Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,01M
B. [H+] > [NO2-]
C. [H+] < 0,01M
D. [NO2-] > 0,01M
- Câu 29 : Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ