Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm học 2019-2020 trường T...
- Câu 1 : Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
C. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.
- Câu 2 : Một biến trở con chạy làm bằng dây nikêlin có điện trở suất = 0,40.10-6 m và tiết diện là 0,6mm2 và gồm 1000 vòng quấn quanh lõi sứ hình trụ tròn có bán kính 10cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.
A. 6,67 Ω
B. 666,67 Ω
C. 209,33 Ω
D. 20,93 Ω
- Câu 3 : Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn:
A. Tăng gấp 6 lần.
B. Giảm đi 6 lần.
C. Tăng gấp 1,5 lần.
D. Giảm đi 1,5 lần.
- Câu 4 : Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở bao nhiêu ?
A. 0,2Ω
B. 44Ω
C. 5Ω
D. 5500Ω
- Câu 5 : Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?
A. Ngắt ngay nguồn điện.
B. Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
C. Gọi người sơ cứu.
D. Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
- Câu 6 : Cách làm nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- Câu 7 : Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng.
B. Hoá năng.
C. Nhiệt năng.
D. Năng lượng ánh sáng.
- Câu 8 : Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 6Ω mắc nối tiếp là
A. 9Ω .
B. 2Ω .
C. 0,5Ω .
D. 18Ω .
- Câu 9 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công dòng điện?
A. Jun ( J ).
B. Kilôoat giờ ( kW.h ).
C. Số đếm của công tơ.
D. Oát ( W ).
- Câu 10 : Nếu tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên ba lần thì điện trở dây dẫn
A. tăng lên 3 lần.
B. tăng lên 9 lần.
C. giảm đi 3 lần.
D. vẫn không thay đổi.
- Câu 11 : Từ trường tồn tại ở đâu?
A. Chỉ có ở xung quanh nam châm.
B. Chỉ có ở xung quanh dòng điện
C. Ở xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện.
D. Chỉ có ở xung quanh Trái đất.
- Câu 12 : Mắc hai đầu dây dẫn có điện trở 12Ω vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là
A. 2A.
B. 0,5A.
C. 72A.
D. 3A.
- Câu 13 : Một ấm điện có điện trở là 55Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V trong thời gian 10ph thì nhiệt lượng ấm tỏa ra là
A. 528000 J.
B. 132000 J.
C. 8800 J.
D. 2112000 J.
- Câu 14 : Lực do dòng điện chạy qua một dây dẫn tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó gọi là :
A. lực điện.
B. lực từ.
C. lực đàn hồi.
D. lực điện từ.
- Câu 15 : Đơn vị của điện trở là đơn vị nào dưới đây?
A. Ampe (A)
B. Ôm (Ω).
C. Vôn (V).
D. Oát (W)
- Câu 16 : Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp là:
A. Rtđ = R1 - R2
B. Rtđ = R1 + R2
C. Rtđ = R1.R2
D. Rtđ = R1 = R2
- Câu 17 : Khi đặt vào hai đầu điện trở R = 5Ω một hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua điện trở cường độ là:
A. 0,5A
B. 1A
C. 0,6A
D. 1,5A
- Câu 18 : Một bóng đèn có ghi 220V - 100W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là:
A. 0,1kWh
B. 1kWh
C. 220kWh.
D. 100kWh.
- Câu 19 : Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là:
A. 0,05Ω
B. 20Ω
C. 90Ω.
D. 1800Ω
- Câu 20 : Đoạn dây dẫn có chiều dài ban đầu là 4m, điện trở 2Ω; dây dẫn thứ 2 có điện trở 20Ω. Tìm chiều dài dây dẫn thứ 2?
A. 5m.
B. 10m.
C. 20m.
D. 40m.
- Câu 21 : Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là:
A. A = \(\frac{P}{t}\)
B. A = \(U\frac{I}{t}\)
C. A = U.I.R
D. A = U.I.t
- Câu 22 : Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn 2 lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ tăng lên:
A. 4 lần.
B. 8 lần.
C. 12 lần.
D. 16 lần
- Câu 23 : Điện năng trong máy sấy tóc biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Nhiệt năng, cơ năng.
B. Nhiệt năng, quang năng.
C. Điện năng, nhiệt năng.
D. Không có câu nào đúng
- Câu 24 : Hai nam châm đặt gần nhau thì:
A. Các cực từ cùng tên thì hút nhau
B. Các cực từ khác tên thì đẩy nhau
C. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, các cực từ khác tên thì hút nhau
D. chúng luôn luôn hút nhau.
- Câu 25 : Người ta sử dụng quy tắc bàn tay trái để:
A. Xác định chiều của lực điện từ trong dây dẫn.
B. Xác định chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn
C. Xác định chiều của đường sức từ
D. Xác định chiều dòng điện, chiều của lực điện từ chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
- Câu 26 : Một nam châm điện gồm có:
A. Cuộn dây không có lõi
B. Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non
C. Cuộn dây có lõi là một thanh thép
D. Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm
- Câu 27 : Một nam châm điện gồm :
A. cuộn dây không có lõi.
B. cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.
C. cuộn dây có lõi là một thanh thép.
D. cuộn dây có lõi là một thanh nam châm.
- Câu 28 : Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:
A. cùng cực thì đẩy nhau
B. đẩy nhau và hút nhau
C. khác cực thì đẩy nhau
D. không có hiện tượng gì xảy ra
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn