Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019 Trường THPT N...
- Câu 1 : Quy luật giá trị có mấy tác động tích cực?
A. Hai.
B. Bốn.
C. Ba.
D. Một.
- Câu 2 : Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò quản lí
A. tổ chức.
B. công dân
C. xã hội.
D. chính sách.
- Câu 3 : Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. Em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó?
A. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất.
B. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất.
C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất.
D. Chức năng của cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.
- Câu 4 : Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người đang bị truy nã.
B. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
C. bắt người phạm tội quả tang
D. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
- Câu 5 : Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
A. Giá trị sử dụng.
B. Giá cả.
C. Giá trị.
D. Lượng giá trị.
- Câu 6 : Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị C đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?
A. Cô T và chị C.
B. Chị C và anh A.
C. Cô T, chị C và em Q.
D. Chị C và em Q.
- Câu 7 : Anh A đi nhậu về thường xuyên mắng chửi và đuổi vợ mình ra khỏi nhà vì cho rằng vợ anh đã tự ý bán chiếc ô tô của chị khi anh không đồng ý. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ
A. tài sản
B. nhân thân.
C. xã hội.
D. lao động.
- Câu 8 : Cơ sở nào để phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động tín ngưỡng với mê tín dị đoan?
A. Hậu quả.
B. Nguồn gốc.
C. Niềm tin.
D. Nghi lễ.
- Câu 9 : Đâu không phải là chức năng của thị trường?
A. Chức năng thông tin.
B. Phân hóa giàu - nghèo.
C. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
- Câu 10 : Nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là
A. yêu thương, chung thủy, không phân biệt.
B. công bằng, yêu thương, tôn trọng.
C. công bằng, tự do, tôn trọng lẫn nhau.
D. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
- Câu 11 : Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả tăng thì cầu giảm.
B. Giá cả ngang bằng giá trị.
C. Giá cả độc lập với cầu.
D. Giá cả giảm thì cầu tăng.
- Câu 12 : “Mọi công dân, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí” là nội dung thuộc khái niệm
A. bình đẳng trước pháp luật.
B. bình đẳng trước nhà nước.
C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. bình đẳng về quyền, nghĩa vụ.
- Câu 13 : Hiện nay, nhà em đang có xưởng may quần áo trẻ em. Nhưng không có lãi vì cung lớn hơn cầu. Em sẽ khuyên bố mẹ làm gì để sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận?
A. Mở rộng quy mô sản xuất.
B. Nhập vải chất lượng thấp để có lãi.
C. Vẫn sản xuất bình thường, chờ thời cơ đến
D. Chuyển sang sản xuất mặt hàng có cầu lớn hơn cung.
- Câu 14 : Gia đình bác A đào ao thả cá đã đào được chiếc bình cổ quý. Bác đã cất giữ cẩn thận và để trang nghiêm trong tủ kính cho mọi người đến chiêm ngưỡng. Trên tủ kính nhà bác có để một chiếc tivi, một dàn âm thanh và một chiếc lọ hoa. Những đồ vật nào dưới đây trong nhà bác A được coi là hàng hóa?
A. Dàn âm thanh, lọ hoa, tủ kính.
B. Tủ kính, tivi, chiếc bình cổ.
C. Tủ kính, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa.
D. Chiếc bình cổ, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa.
- Câu 15 : Sinh viện A tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, có thể tự do lựa chọn việc làm ở bất cứ đâu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, việc lựa chọn của sinh viên A thể hiện nội dung của bình đẳng
A. giữa lao động nam và lao động nữ.
B. giữa lao động phổ thông với đại học.
C. trong thực hiện quyền lao động.
D. trong thực hiện hợp đồng lao động.
- Câu 16 : Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A cùng giám đốc công ty X đã lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.
A. nghĩa vụ pháp lý.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. nghĩa vụ kinh doanh.
D. trách nhiệm kinh doanh.
- Câu 17 : Công ty A sản xuất xe đạp nhưng mặt hàng này bán chậm nên công ty đã chuyển sang sản xuất xe đạp điện đang tiêu thụ rất nhanh trên thị trường. Vậy công ty A chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
- Câu 18 : Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã
A. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A.
B. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
C. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
- Câu 19 : Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc T đã cặp kè với chị N là nhân viên phòng hành chính để mong có con. Khi biết mình có thai, chị N ép Giám đốc sa thải chị L là trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho em gái mình là P mới ra trường, đang là nhân viên tập sự vào vị trí đó. Được H kể lại, vợ giám đốc ghen tuông buộc chồng đuổi việc P. Nể vợ, ông T đã ra quyết định đuổi việc P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc T.
B. Giám đốc T và cô N.
C. Vợ chồng Giám đốc T và chị H
D. Vợ chồng Giám đốc.
- Câu 20 : Trong các nguyên nhân sau đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.
B. có lợi ích khác nhau.
C. có điều kiện sản xuất khác nhau.
D. sự thay đổi cung - cầu.
- Câu 21 : Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và K.
B. Chị H và chồng
C. K, chị H và chồng.
D. Chị M, H và K.
- Câu 22 : Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốnchiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Chị A và chị B
B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.
C. Chị A, chị B và chồng chị N.
D. Chị N, chị A và chị B.
- Câu 23 : Anh K đi xe máy ngược chiều vào đường một chiều nên đã đâm vào anh N đang đi đúng chiều khiến anh N bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Anh K bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt và phải bồi thường cho anh N. Như vậy, anh K đã phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính và dân sự.
B. Hình sự và hành chính.
C. Hành chính và kỉ luật.
D. Kỷ luật và dân sự.
- Câu 24 : Tại thị trấn A có bốn cửa hàng cùng bán phở bò. Để bán với giá thấp hơn mà vẫn thu được lợi nhuận, cửa hàng số 1 đã tìm mua nguồn nguyên liệu tươi, sạch đồng thời tăng lượng xương hầm lấy nước dùng; cửa hàng số 2 giảm lượng thịt, lượng bún trong mỗi bát; cửa hàng số 3 đầu tư hệ thống nồi hơi dùng điện hầm nước dùng thay cho nồi dùng than; cửa hàng số 4 tuyển thêm nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn. Theo em, cửa hàng nào dưới đây đã vậ dụng đúng quy luật giá trị?
A. Chỉ có cửa hàng số 1.
B. Các cửa hàng số 1,2,3
C. Các cửa hàng số 1,3,4
D. Chỉ có cửa hàng số 3.
- Câu 25 : Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp, làm thất thu lớn cho nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò
A. là công cụ phát triển kinh tế - xã hội.
B. là phương tiện để nhà nước thu thuế của người vi phạm.
C. là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
D. là phương tiện để công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm.
- Câu 26 : Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo đảm an toàn sức khỏe.
B. Đảm bảo cuộc sống tự do.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 27 : Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ làm 3 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 3 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Trong trường hợp này chị H bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tìm kiếm việc làm
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Quyền lao động.
D. Bình đẳng lao động nam và nữ.
- Câu 28 : Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào duới đây trong hợp đồng lao động ?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự do ngôn luận.
C. Tự do, công bằng, dân chủ.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
- Câu 29 : Anh A và B cùng làm việc một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, còn B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý còn phụ thuộc vào
A. độ tuổi của A và B.
B. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B.
C. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
D. địa vị của A và B.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại