bài tập về phản ứng cháy và cracking ankan
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về phản ứng cháy của ankan:
A Sản phẩm phản ứng cháy ankan là CO2 và H2O.
B Khối lượng H2O thu được luôn lớn hơn khối lượng CO2.
C Số mol CO2 thu được luôn nhỏ hơn số mol H2O.
D Số mol ankan bằng hiệu giữa số mol H2O và CO2.
- Câu 2 : Trong phản ứng cracking C4H10, sản phẩm không thể là:
A CH4.
B C2H6.
C C3H6.
D C3H8.
- Câu 3 : Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g một ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là:
A C3H8.
B C2H6.
C C5H12.
D C3H6.
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon ở thể khí có số mol bằng nhau thu được 9g H2O và 13,2g CO2. CTPT của hai hiđrocacbon là
A C3H6 và C4H8.
B CH4 và C3H8.
C CH4 và C2H6.
D C2H6 và C3H8.
- Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon no mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì thấy khối bình tăng 55g. Công thức phân tử của hidrocacbon có số C ít hơn là:
A CH4.
B C2H6.
C C3H8.
D C4H10.
- Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon no mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 25g. Phân tử khối của ankan có số cacbon lớn hơn là:
A 16.
B 30.
C 44.
D 58.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đồng đẳng liên tiếp cần 30,24 lít O2, giải phóng 24,64 lít hơi nước. Tổng số cacbon của 2 hiđrocacbon là
A 3.
B 5.
C 7.
D 9.
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua hệ thống bình thí nghiệm, bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng 19,8g, bình 2 có 80g kết tủa. Phần trăm theo thể tích hidrocacbon có số C nhỏ hơn là:
A 33,33%.
B 66,67%.
C 25%.
D 75%.
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 1 lít ankan X sinh ra 5 lít khí CO2. Khi cho X phản ứng với clo tạo ra 3 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là:
A neopentan.
B pentan.
C isopentan.
D butan.
- Câu 10 : Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A C5H12.
B C3H8.
C C4H10.
D C6H14.
- Câu 11 : Cracking 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được m gam nước. Giá trị của m là
A 9.
B 18.
C 36.
D 10.
- Câu 12 : Cracking 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?
A Tăng 26,6 gam.
B Giảm 13,4 gam.
C Giảm 26,6 gam.
D Tăng 13,4 gam.
- Câu 13 : Cracking butan thu được hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,11. Hiệu suất phản ứng cracking là
A 80%.
B 65%.
C 50%.
D 95%.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là:
A C3H4.
B C2H6.
C C3H6.
D C3H8.
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hiđrocacbon người ta thấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng hiđrocacbon chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A pentan.
B isopentan.
C neopentan.
D hexan.
- Câu 16 : Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị cracking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:
A 39,6.
B 23,16.
C 2,315.
D 3,96.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ