Đề thi online Pháp luật và đời sống Có video chữ...
- Câu 1 : Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước được thể hiện
A pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý các tổ chức trong xã hội.
C pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ các giai cấp.
D pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ mọi công dân.
- Câu 2 : Phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng cách nào?
A
Giáo dục.
B Đạo đức.
C Pháp luật.
D Kế hoạch.
- Câu 3 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện
A pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích nhóm của các tầng lớp trong xã hội.
C pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
- Câu 4 : Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện
A cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội.
B đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các quy phạm pháp luật.
C pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
D các qui tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức.
- Câu 5 : Pháp luật bao gồm những quy định về
A những điều được làm, nên làm và không nên làm.
B những việc được làm, không được làm và không nên làm.
C những việc phải làm, nên làm và không nên làm.
D những việc được làm, việc phải làm và việc không được làm.
- Câu 6 : Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là
A tính quy phạm phổ biến.
B tính hiện đại.
C tính thống nhất.
D tính truyền thống.
- Câu 7 : Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A Hiến pháp.
B Nghị quyết.
C Nội quy trường học.
D Pháp lệnh.
- Câu 8 : Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị gì của pháp luật?
A Giá trị công bằng, bình đẳng.
B Giá trị văn minh, tiến bộ.
C Giá trị thực tiễn.
D Giá trị hiện thực.
- Câu 9 : Bản Hiến pháp mới nhất của nước ta đã được ban hành là
A Hiến pháp 2012.
B Hiến pháp 2013.
C Hiến pháp 2014.
D Hiến pháp 2015.
- Câu 10 : Tính đến nay, trong lịch sử lập hiến của nước ta đã có mấy bản Hiến pháp đã được ban hành?
A Hai bản.
B Ba bản.
C Bốn bản.
D Năm bản.
- Câu 11 : Không chỉ ban hành pháp luật, Nhà nước còn có trách nhiệm gì?
A Bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế.
B Bảo đảm lợi ích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực tế.
C Bảo đảm lợi ích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực tế.
D Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền của công dân trong thực tế.
- Câu 12 : Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với Hiến pháp. Quy định này nhằm mục đích
A tạo nên tính công bằng của pháp luật.
B tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
C tạo niềm tin của công dân với Nhà nước.
D tạo nên sức mạnh của hệ thống chính trị.
- Câu 13 : Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
A Tính quyền lực bắt buộc chung.
B Tính quy phạm phổ biến.
C Tính chặt chẽ về mặt kỹ thuật nội dung.
D Tính giai cấp.
- Câu 14 : Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật và quy phạm đạo đức?
A Tính cưỡng chế.
B Tính dân chủ.
C Nhân văn, nhân đạo.
D Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Câu 15 : Đặc trưng nào của pháp luật làm nên sức mạnh của Nhà nước?
A Tính giáo dục, răn đe.
B Tính nêu gương, thuyết phục.
C Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D Tính quy phạm phổ biến
- Câu 16 : Đặc trưng nào làm nên sự công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B Tính quy phạm phổ biến.
C Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D Tính ràng buộc chặt chẽ.
- Câu 17 : Đặc trưng làm nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật là
A tính chính xác, khoa học.
B tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C tính ràng buộc chặt chẽ.
D Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 18 : Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác người ta căn cứ vào đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A Tính quy phạm phổ biến.
B Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D Tính nêu gương, thuyết phục.
- Câu 19 : «Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn và được thực hiện trong đời sống xã hội» là khẳng định về
A bản chất xã hội của pháp luật.
B bản chất giai cấp của pháp luật.
C bản chất văn hóa của pháp luật.
D bản chất chính trị của pháp luật.
- Câu 20 : Nhận định «Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị» đề cập đến
A quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.
B quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
C quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
D quan hệ giữa pháp luật với văn hóa.
- Câu 21 : Được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, pháp luật do các quan hệ kinh tế
A quyết định.
B quy định.
C ràng buộc.
D hình thành.
- Câu 22 : Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện
A Chỉ đạo.
B Quan trọng.
C Chủ yếu.
D Đặc thù.
- Câu 23 : Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức hướng tới là
A công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
B công bằng, bình đẳng, tự do, phát triển.
C công bằng, bình đẳng, tự do, nhân ái.
D công bằng, bình đẳng, nhân đạo, phát triển.
- Câu 24 : «Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội và công dân thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình». Nhận định này muốn đề cập đến
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật.
C vai trò của pháp luật.
D khái niệm của pháp luật.
- Câu 25 : «Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm». Nhận định này muốn đề cập đến
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật.
C khái niệm của pháp luật.
D vai trò của pháp luật.
- Câu 26 : «Nhờ có pháp luật, nhà nước kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ của mình». Nhận định này muốn đề cập đến
A chức năng của pháp luật.
B vai trò của pháp luật.
C đặc trưng của pháp luật.
D khái niệm của pháp luật.
- Câu 27 : Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình là biểu hiện cụ thể về
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật.
C vai trò của pháp luật.
D khái niệm của pháp luật.
- Câu 28 : «Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước». Nhận định này muốn đề cập đến
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật.
C vai trò của pháp luật.
D khái niệm của pháp luật
- Câu 29 : Pháp luật được hiểu đầy đủ là
A hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
D hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Câu 30 : Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện
A pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
B pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
C pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.
D pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Câu 31 : Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
A Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.
B Vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
C Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.
D Vì các quy phạm pháp luật được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật.
- Câu 32 : Pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức nhằm mục đích gì?
A Để pháp luật thể hiện tính nghiêm minh hiểu đúng dẫn quy định của pháp luật.
B Để diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến thực hiện sai các quy định của pháp luật.
C Để áp dụng được với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội một cách chính xác nhất.
D Để pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, phục vụ cho bộ máy chính quyền.
- Câu 33 : Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ cho lợi ích của giai cấp nào?
A Giai cấp vô sản.
B Giai cấp công nhân và nông dân.
C Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D Giai cấp tiến bộ trong xã hội.
- Câu 34 : Vì sao nói pháp luật có tính bắt buộc chung?
A Vì pháp luật có tính cưỡng chế do Nhà nước thực hiện.
B Vì pháp luật đặt ra các yêu cầu của Nhà nước buộc mọi người dân phải thực hiện.
C Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
D Vì pháp luật do các cơ quan quan trọng của Nhà nước ban hành.
- Câu 35 : Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
A Lệnh, chỉ thị.
B Hiến pháp.
C Nghị quyết, nghị định.
D Quyết định, thông tư.
- Câu 36 : Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật?
A Chính phủ.
B Tòa án.
C Các cơ quan Nhà nước.
D Nhà nước.
- Câu 37 : Cơ quan nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế?
A Nhà nước.
B Công chức nhà nước có thẩm quyền.
C Mọi công dân.
D Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Câu 38 : Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm mục đích gì?
A Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh.
B Duy trì và phát triển văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
C Bảo đảm các quyền dân chủ của công dân.
D Bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự, ổn định.
- Câu 39 : Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào thuộc quy phạm pháp luật?
A Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
B Phải biết kính trên, nhường dưới.
C Đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại.
D Phải biết giúp đỡ những người nghèo.
- Câu 40 : Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?
A Các văn bản quy phạm pháp luật phải được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B Các văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng ở tất cả các địa phương.
C Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
D Các văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Câu 41 : Pháp luật thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào?
A Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
B Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, chỉ rõ cách thức để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
C Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
D Vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
- Câu 42 : Ở nước ta, quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội được quy định trong các văn bản quy phạm phạm pháp luật nào?
A Thông tư, Thông tư liên tịch.
B Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định.
C Quyết định, Chỉ thị.
D Hiến pháp và luật.
- Câu 43 : Bản chất của pháp luật được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ với lĩnh vực nào?
A An ninh, quốc phòng.
B Khoa học – công nghệ.
C Văn hóa, giáo dục.
D Kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Câu 44 : Việc đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các quy phạm pháp luật có tác dụng gì?
A Đảm bảo cho các quy phạm đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.
B Làm cho các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau.
C Làm cho các quy phạm đạo đức được thực hiện một cách tự giác.
D Đảm bảo tính công bằng của pháp luật.
- Câu 45 : Khẳng định nào không thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật?
A Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
B Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
C Pháp luật phù hợp với ý chí của mọi giai cấp trong xã hội.
D Pháp luật phù hợp với nguyện vọng của giai cấp cầm quyền.
- Câu 46 : Khẳng định nào không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B Pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội.
C Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
D Pháp luật vì sự phát triển của đời sống xã hội.
- Câu 47 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: «Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động… ». Khẳng định trên thể hiện
A bản chất xã hội của pháp luật.
B bản chất giai cấp của pháp luật.
C bản chất nhân văn của pháp luật.
D bản chất chính trị của pháp luật.
- Câu 48 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: «Bao nhiêu lợi ích đều đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn hạn đều của dân…». Khẳng định trên thể hiện
A bản chất xã hội của pháp luật.
B bản chất giai cấp của pháp luật.
C bản chất nhân văn của pháp luật.
D bản chất chính trị của pháp luật.
- Câu 49 : Đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò gì trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật?
A Chỉ đạo.
B Quan trọng.
C Chủ yếu.
D Đặc biệt.
- Câu 50 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội?
A Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật để đảm bảo dân chủ công bằng.
B Nhà nước sử dụng pháp luật để tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
C Nhà nước sử dụng pháp luật để bảo vệ cho một số tổ chức, cá nhân trong xã hội.
D Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thông nhất.
- Câu 51 : Nội dung nào không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình ?
A Pháp luật xác lập quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền của mình.
C Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để Nhà nước bảo vệ quyền công dân.
D Pháp luật khuyến khích việc bảo vệ lợi ích tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức.
- Câu 52 : «Pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa». Nhận định trên muốn đề cập đến
A phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn.
B phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn.
C tính phụ thuộc của đạo đức đối với pháp luật.
D tính quyết định của đạo đức đối với pháp luật.
- Câu 53 : Hành vi nào sau đây không phải là hành vi pháp luật?
A Điều khiển phương tiện giao thông đúng làn đường quy định.
B Khiếu nại khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.
C Không mua bán chất ma túy.
D Kính trên, nhường dưới.
- Câu 54 : Hành vi nào sau đây không phải là hành vi đạo đức?
A Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
B Lá lành, đùm lá rách
C Khiếu nại, tố cáo khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.
D Ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
- Câu 55 : Pháp luật của Nhà nước Tư bản chủ nghĩa mang bản chất của
A giai cấp vô sản.
B giai cấp tư sản.
C tầng lớp trí thức
D tầng lớp tiểu tư sản.
- Câu 56 : Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý
A dân chủ và hiệu quả nhất.
B dân chủ và bình đẳng nhất.
C dân chủ và minh bạch nhất.
D dân chủ và tự do nhất.
- Câu 57 : Phương thức tác động của pháp luật là
A tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội.
B giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.
C các văn bản quy phạm pháp luật.
D các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
- Câu 58 : Hình thức thể hiện của pháp luật là
A tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội.
B giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.
C các văn bản quy phạm pháp luật.
D các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
- Câu 59 : Pháp luật được hình thành từ
A dư luận xã hội.
B các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
C các quy tắc xử sự trong đời sống kinh tế.
D các quy tắc xử sự trong đời sống chính trị
- Câu 60 : Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa
A quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
B các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
C các quy tắc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
D văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Câu 61 : Bạn B bị xử phạt hình sự vì tội buôn bán hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng là thể hiện
A tính quy phạm phổ biến.
B tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C tính quyền lực, bắt buộc chung.
D tính giáo dục, thuyết phục.
- Câu 62 : Chị C cho rằng: «Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức». Nhận định này xuất phát từ
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật
C vai trò của pháp luật.
D khái niệm của pháp luật.
- Câu 63 : Nam cho rằng: «Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp và mang bản chất xã hội». Nhận định này xuất phát từ
A chức năng của pháp luật.
B đặc trưng của pháp luật.
C vai trò của pháp luật.
D bản chất của pháp luật.
- Câu 64 : Pháp luật xử lý đúng pháp luật của một cá nhân A đứng đầu có hành vi tham nhũng cho dù A là ai là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A Tính quy phạm phổ biến.
B Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D Tính giáo dục, răn đe.
- Câu 65 : Chị Mai bị anh chồng Nam đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Cơ quan chính quyền địa phương hòa giải không được, chị A nhờ tư vấn pháp luật làm đơn tố cáo và được giải quyết kịp thời. Trong trường hợp này, pháp luật đã
A bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ.
B bảo vệ quyền bà mẹ trẻ em.
C bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai.
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai.
D bảo vệ quyền bình đẳng trong hôn nhân.
- Câu 66 : Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?
A Gặp người lớn không chào hỏi.
B Nói tục, chửi thề.
C Hành hạ, ngược đãi con nuôi
D Không quyên góp giúp đỡ người nghèo.
- Câu 67 : Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, công dân phải dựa vào
A sức mạnh của bản thân.
B các mối quan hệ xã hội.
C những hiểu biết của mình.
D các quy phạm pháp luật.
- Câu 68 : Cảnh sát giao thông xử lí A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của luật pháp
A Tính quy phạm phổ biến.
B Tính quyền lực bắt buộc chung.
C Tính chặt chẽ về hình thức.
D Tính chặt chẻ về nội dung.
- Câu 69 : Chị H đăng ký nhập học lớp 1cho con (6 tuổi). Trường không nhận vì em bị tật. Chị khiếu nại đến phòng giáo dục. Em nghĩ gì về trường hợp này?
A Chị H bảo vệ quyền học tập của con mình.
B Chị H làm không đúng quyền hạn.
C Trường không điều kiện dạy học sinh khuyết tật không nhận là đúng.
D Chị H nên để con ở nhà.
- Câu 70 : Ông D là giám đốc của công ty trong một lần uống rượu, ông đã vô ý đánh và gây thương tích đối với chủ quán. D bị xử phạt 30 tháng tù giam và bồi thường 120 triệu đồng. Việc xử phạt này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A Tính quy phạm phổ biến
B Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D Tính nghiêm minh của pháp luật.
- Câu 71 : Em A 12 tuổi đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã nhắc nhở em. Em A lý luận rằng: cảnh sát nhắc nhở là sai vì bản thân em chưa đủ 18 tuổi. Việc làm của cảnh sát giao thông thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A Tính quy phạm phổ biến
B Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D Tính nghiêm minh của pháp luật.
- Câu 72 : Giôn – Lốccơ, nhà tư tuởng Anh ở thế kỷ XVII khẳng định: “Ở đâu không có pháp luật, ở đó không có tự do”. Ý ông muốn nói điều gì?
A Quyền tự do của công dân được quy định trong khuôn khổ pháp luật.
B Con người chỉ có tự do thật sự khi có pháp luật.
C Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho mọi người
D Mọi công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo luật định.
- Câu 73 : Người nào có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì
A không vi phạm pháp luật.
B vi phạm đạo đức.
C vi phạm đạo đức và pháp luật.
D vi phạm pháp luật.
- Câu 74 : Để pháp luật đi vào đời sống và tình cảm người dân, cần được xây dựng trên nền tảng
A văn minh nhân loại.
B phong tục, đạo đức, điều kiện lịch sử, địa lý và văn minh dân tộc.
C chính trị của đất nước.
D điều kiện lịch sử, địa lý và văn minh của nhân loại.
- Câu 75 : Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị N. Chị N khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã
A bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị N.
B đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị N.
C đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị N.
D bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
- Câu 76 : Học sinh A nói với học sinh B: “Có thực mới vực được đạo”. Nhà nước chỉ cần có các chính sách để phát triển kinh tế người dân sẽ sống tốt, không cần pháp luật. Bạn B không đồng ý với A. Ý kiến đúng của bạn B là gì?
A Công dân chấp hành pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình, không xâm phạm quyền lợi của người khác.
B Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều phương tiện, chủ yếu là bằng pháp luật chứ không phải bằng chính sách kinh tế.
C Nhà nước phải đặt ra luật pháp để bảo vệ quyền lợi các giai cấp trong xã hội.
D Học sinh chưa hiểu biết về đời sống, xã hội chúng ta không thể bàn về việc này.
- Câu 77 : “Hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên, trong một lần bắt cướp bị côn đồ chém trọng thương phải nhập viện. Có người nói: Anh Tiên bắt cướp làm gì, để phải mang thương tật, tốn tiền bạc của gia đình. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
A Bắt cướp là việc của công an, vì họ được đào tạo.
B Cướp rất hung hãn, có vũ khí, công dân chỉ nên bắt cướp khi có công an.
C Tham gia bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là nghĩa vụ của mọi công dân.
D Bằng mọi giá phải bắt cướp thì xã hội mới trật tự và ổn định.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại