Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường...
- Câu 1 : Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm bao nhiêu kỳ?
A. 1 kỳ
B. 2 kỳ
C. 3 kỳ
D. 4 kỳ
- Câu 2 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là gì?
A. Thời gian một thế hệ.
B. Thời gian sinh trưởng.
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển.
D. Thời gian tiềm phát.
- Câu 3 : Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt.
B. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt.
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng.
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm.
- Câu 4 : Đặc điểm có ở kỳ giữa I của giảm phân và không có ở kỳ giữa của nguyên phân là gì?
A. Các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa.
B. Nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
C. Hai nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. Nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào.
- Câu 5 : Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là chất gì?
A. Chất kháng sinh.
B. Alđêhit.
C. Các hợp chất cacbonhidrat.
D. Axit amin.
- Câu 6 : Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 60 phút.
C. 40 phút.
D. 20phút.
- Câu 7 : Pha tối quang hợp xảy ra ở vị trí nào?
A. trong chất nền của lục lạp.
B. trong cáchạt grana.
C. màng của các túi tilacôit.
D. trên các lớp màng của lục lạp.
- Câu 8 : Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 9 : Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình muối dưa?
A. Hiện tượng co nguyên sinh
B. Chất dinh dưỡng từ trong rau quả khuếch tán ra ngoài
C. Độ pH giảm
D. Cả A, B và C
- Câu 10 : Vi sinh vật nào được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa chua?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lam
C. Nấm men
D. Vi khuẩn axetic
- Câu 11 : Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của đối tượng nào?
A. Từng vi sinh vật cụ thể
B. Quần thể vi sinh vật
C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật
D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó
- Câu 12 : Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể
- Câu 13 : Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính như thế nào?
A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia
B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi
C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào
D. Cả A và C
- Câu 14 : Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là:
A. 1024
B. 1240
C. 1420
D. 200
- Câu 15 : Môi trường nuôi cấy không liên tục là gì?
A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
- Câu 16 : Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
- Câu 17 : Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là:
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
- Câu 18 : Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của pha nào?
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
- Câu 19 : Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần?
A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt
B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều
C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều
D. Cả A, B và C
- Câu 20 : Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?
A. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
B. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục
C. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương đối ổn định
D. Cả B và C
- Câu 21 : Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm có 4 pha
B. Quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới
C. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong
D. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự đổi mới môi trường nuôi cấy
- Câu 22 : Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát có đặc điểm gì?
A. Chưa tăng
B. Đạt mức cực đại
C. Đang giảm
D. Tăng lên rất nhanh
- Câu 23 : Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu gì?
A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật
D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp
- Câu 24 : Điều nào đúng khi nói về sự phân đôi của vi khuẩn?
A. Có sự hình thành mezoxom
B. ADN mạch vòng của vi khuẩn lấy mezoxom làm điểm tựa để phân đôi
C. Có sự hình thành vách ngăn để ngăn một tế bào thành hai tế bào
D. Cả A, B và C
- Câu 25 : Ngoại bào tử là gì?
A. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng
B. Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng
C. Bào tử được hình thành bên trong một tế bào sinh dưỡng
D. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat
- Câu 26 : Mezoxom trong quá trình sinh sản phân đôi của vi khuẩn có vai trò gì?
A. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự phân đôi tế bào
B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng đính vào khi thực hiện sự phân đôi
C. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự nhân đôi ADN
D. Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn đính vào
- Câu 27 : Loại bào tử nào không có chức năng sinh sản?
A. Bào tử đốt
B. Bào tử kín
C. Ngoại bào tử
D. Nội bào tử
- Câu 28 : Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng các hình thức nào sau đây
A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...
D. Cả B và C
- Câu 29 : Vì sao nội bào tử có thể giúp vi khuẩn tồn tại ở trạng thái tiềm sinh?
A. Bào tử có vỏ dày, không chứa canxidipicolinat
B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat
C. Bào tử có vỏ mỏng, chứa canxidipicolinat
D. Bào tử có vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển khỏi trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại
- Câu 30 : Bào tử kín là bảo tử được hình thành từ đâu?
A. Trong túi bào tử
B. Bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng của tế bào nhân thực
C. Bên trong một tế bào sinh dưỡng của tế bào nhân thực
D. Ngoài túi bào tử
- Câu 31 : Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu, nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng
- Câu 32 : Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng?
A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng
D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể
- Câu 33 : Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình nào?
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein
B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim
D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein
- Câu 34 : Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin
B. Axit amin, polisaccarit
C. Lipit, chất khoáng
D. Vitamin, axit amin
- Câu 35 : Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là chất gì?
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
- Câu 36 : Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để tác động đến sinh trưởng của vi sinh vật như thế nào?
A. Tiêu diệt các vi sinh vật
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C
- Câu 37 : Điều nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin