40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Thành phần tế bào...
- Câu 1 : Dựa vào tỉ lệ về khối lượng trong cơ thể người, em hãy cho biết nguyên tố nào dưới đây không cùng nhóm với những nguyên tố còn lại ?
A. Cl
B. Zn
C. Cu
D. Mg
- Câu 2 : Trong cơ thể người, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ % về khối lượng lớn nhất ?
A. S
B. N
C. C
D. O
- Câu 3 : Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng ... khối lượng cơ thể sống.
A. 98%
B. 90%
C. 96%
D. 85%
- Câu 4 : Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính hoá – lí, khiến nó trở thành nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống ?
A. Tính phân cực
B. Tính bay hơi
C. Tính dẫn nhiệt
D. Tính dẫn điện
- Câu 5 : Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?
A. C
B. O
C. N
D. P
- Câu 6 : Đường nho là tên gọi khác của
A. mantôzơ.
B. galactôzơ.
C. glucôzơ.
D. fructôzơ.
- Câu 7 : Dựa vào số lượng đơn phân, em hãy cho biết loại cacbohiđrat nào dưới đây không cùng nhóm với các cacbohiđrat còn lại ?
A. Lactôzơ
B. Xenlulôzơ
C. Saccarôzơ
D. Mantôzơ
- Câu 8 : Mỗi phân tử mỡ có cấu tạo như thế nào ?
A. Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
B. Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 1 axit béo.
C. Gồm 3 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
D. Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axit béo.
- Câu 9 : Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?
A. Gout
B. Béo phì
C. Phù chân voi
D. Viêm não Nhật Bản
- Câu 10 : Loại vitamin nào dưới đây không phải là một dạng lipit ?
A. Vitamin C
B. Vitamin A
C. Vitamin E
D. Vitamin D
- Câu 11 : Trong cơ thể người, loại prôtêin nào dưới đây đóng vai trò bảo vệ ?
A. Intefêron
B. Hêmôglôbin
C. Côlagen
D. Cazêin
- Câu 12 : Ở các loại prôtêin, dạng cấu trúc nào được tạo thành từ hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit ?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 3
C. Cấu trúc bậc 4
D. Cấu trúc bậc 2
- Câu 13 : Đâu không phải là một trong những chức năng chính của prôtêin ?
A. Là nguồn năng lượng dự trữ chủ yếu của cơ thể
B. Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh
C. Vận chuyển các chất
D. Bảo vệ cơ thể
- Câu 14 : Trong cơ thể người, hêmôglôbin có chức năng gì ?
A. Bảo vệ cơ thể
B. Vận chuyển khí
C. Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh
D. Thu nhận thông tin
- Câu 15 : Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo đa phân, đơn phân là
A. nuclêôtit.
B. axit béo.
C. glucôzơ.
D. axit amin.
- Câu 16 : Enzim đặc biệt mẫn cảm với nhân tố vô sinh nào dưới đây ?
A. Tốc độ gió
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Áp suất
- Câu 17 : Trong số các phân tử hữu cơ cấu thành nên sự sống thì loại nào có chức năng đa dạng nhất ?
A. Lipit
B. Polisaccarit
C. Prôtêin
D. Axit nuclêic
- Câu 18 : Trong phân tử prôtêin, giữa các đơn phân liền kề nhau luôn tồn tại loại liên kết nào dưới đây ?
A. Liên kết đisunfua
B. Liên kết hiđrô
C. Liên kết peptit
D. Liên kết glicôzit
- Câu 19 : Dựa vào chức năng, em hãy cho biết loại prôtêin nào dưới đây không cùng nhóm với những prôtêin còn lại ?
A. Cazêin
B. Êlastin
C. Kêratin
D. Côlagen
- Câu 20 : Trong các phân tử prôtêin, hình ảnh không gian ba chiều được thể hiện ở những bậc cấu trúc nào ?
A. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
B. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
C. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
D. Cấu trúc bậc 2 và bậc 4
- Câu 21 : Nuclêôtit – đơn phân của ADN – được cấu tạo từ mấy thành phần chính ?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 22 : Người ta gọi tên các loại đơn phân của ADN dựa vào thành phần nào ?
A. Đường đêôxiribôzơ
B. Đường ribôzơ
C. Bazơ nitơ
D. Nhóm phôtphat
- Câu 23 : Nhóm sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền trong nhân ở dạng mạch vòng ?
A. Động vật
B. Thực vật
C. Nấm
D. Vi khuẩn
- Câu 24 : Ở sinh vật nhân thực, liên kết bổ sung (A – T ; G – X) không tồn tại ở loại axit nuclêic nào dưới đây ?
A. ADN
B. rARN
C. tARN
D. mARN
- Câu 25 : Phân tử hữu cơ nào dưới đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ?
A. Phôtpholipit
B. tARN
C. Tinh bột
D. Xenlulôzơ
- Câu 26 : Loại bazơ nitơ nào dưới đây không có trong cấu tạo của ARN ?
A. U
B. A
C. T
D. X
- Câu 27 : Việc giám định pháp y hay xác định các mối quan hệ huyết thống hiện nay đều chủ yếu dựa trên kết quả phân tích
A. ADN
B. ARN.
C. prôtêin.
D. hình thái bên ngoài.
- Câu 28 : Cấu trúc của phân tử ADN mạch kép được hình thành dựa trên những nguyên tắc nào ?
A. Nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung
B. Nguyên tắc bảo tồn và nguyên tắc đa phân
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn
D. Nguyên tắc đa phân, nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
- Câu 29 : Trong cấu tạo của nuclêôtit loại T của ADN và nuclêôtit loại U của mARN có bao nhiêu thành phần giống nhau ?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
- Câu 30 : “Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin” ; “Là thành phần chủ yếu của ribôxôm” ; “Truyền đạt thông tin di truyền” lần lượt là các chức năng tương ứng của
A. tARN ; mARN ; rARN.
B. tARN ; rARN ; mARN.
C. rARN ; mARN ; tARN.
D. mARN ; tARN ; rARN.
- Câu 31 : Trong cơ thể người, nguyên tố nào dưới đây chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% về khối lượng ?
A. Mo
B. Mg
C. Cl
D. P
- Câu 32 : Trong cơ thể người, nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố đa lượng ?
A. Na
B. K
C. Fe
D. Ca
- Câu 33 : Đường nào dưới đây là đường đơn ?
A. Đường sữa
B. Đường mía
C. Đường mạch nha
D. Đường trái cây
- Câu 34 : Loại cacbohiđrat nào dưới đây không đảm nhiệm vai trò là nguồn dự trữ năng lượng ?
A. Xenlulôzơ
B. Tinh bột
C. Glicôgen
D. Lactôzơ
- Câu 35 : “Kị nước” là đặc tính nổi trội nhất của nhóm chất hữu cơ nào ?
A. Cacbohiđrat
B. Lipit
C. Prôtêin
D. Axit nuclêic
- Câu 36 : Colestêron – thành phần quan trọng cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào người và động vật – có bản chất hoá học là
A. mỡ.
B. dầu.
C. phôtpholipit.
D. stêrôit.
- Câu 37 : Có khoảng bao nhiêu loại axit amin tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin ?
A. 25 loại
B. 19 loại
C. 20 loại
D. 22 loại
- Câu 38 : Theo mô hình cấu trúc ADN của J. Watson và F. Crick thì ở mỗi nuclêôtit, gốc đường liên kết với nhóm phôtphat của nuclêôtit liền kề ở vị trí cacbon số mấy ?
A. Tại vị trí cacbon số 3
B. Tại vị trí cacbon số 1
C. Tại vị trí cacbon số 4
D. Tại vị trí cacbon số 5
- Câu 39 : Trong các đặc điểm dưới đây, đâu là đặc điểm chung của mọi ARN ở sinh vật nhân thực ?
A. Có khả năng tự nhân đôi.
B. Có cấu trúc xoắn kép cục bộ.
C. Có cấu tạo mạch đơn.
D. Chỉ được tổng hợp ở ngoài nhân.
- Câu 40 : Trong mỗi phân tử đường mía có bao nhiêu nguyên tử cacbon ?
A. 5
B. 11
C. 12
D. 6
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin