Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường TH...
- Câu 1 : Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A. i > r
B. i < r
C. i = r
D. i = 2
- Câu 2 : Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương hợp với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn 00. Góc tới là :
A. 900
B. 600
C. 300
D. 00
- Câu 3 : Chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm F của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló? Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Chùm song song với trục chính của thấu kính
B. Chùm hội tụ tại tiêu điểm F’ của thấu kính
C. Chùm phân kỳ
D. Chùm tia bất kỳ
- Câu 4 : A’B’ là ảnh ảo của vật AB qua thấu kính hội tụ. Ảnh và vật như thế nào? Chọn câu trả lời đúng?
A. ảnh và vật nằm cùng một phía đối với thấu kính
B. ảnh cùng chiều với vật
C. ảnh cao hơn vật
D. cả 3 câu trả lời A, B, C đều đúng.
- Câu 5 : Tia sáng nào sau đây truyền sai khi qua thấu kính hội tụ ?
A. tia tới khi qua quang tâm, tia ló truyền khúc xạ xuống dưới.
B. tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm F’
C. tia tới đi qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính
D. tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.
- Câu 6 : Điều nào dưới dây là không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. vật đặt ở rất xa, cho ảnh ở tiêu điểm F
B. vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo
C. vật đặt trong, ngoài khoảng OF cho ảnh ảo hay ảnh thật tùy vị trí
D. vật đặt ở khoảng 2F cho ảnh thật
- Câu 7 : Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước với góc tới là 600. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 600
B. Góc khúc xạ r = 40030’
C. Góc khúc xạ r = 00
D. Góc khúc xạ r = 700
- Câu 8 : Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB.Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
- Câu 9 : Đặt vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
A. 8cm
B. 16cm
C. 32cm
D. 48cm
- Câu 10 : Một vật đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 24cm
B. 16cm
C. 35cm
D. 29cm
- Câu 11 : Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm cho một ảnh ảo cách thấu kính là 30cm. Hỏi vật đặt cách thấu kính bao xa?
A. 12 cm
B. 14cm
C. 15cm
D. 16cm
- Câu 12 : Vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ cho 1 ảnh ảo cao 9cm và cách vật 10cm. Tìm tiêu cụ của thấu kính.
A. 7,5cm
B. 5,5cm
C. 6,5cm
D. 4,5cm
- Câu 13 : Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào?
A. Phồng lên làm tiêu cự của nó giảm
B. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng
C. Phồng lên làm tiêu cự của nó tăng
D. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó giảm
- Câu 14 : Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ được 1 các vật cách mắt từ 100cm trở lại. Mắt này bị tật gì và phải đeo kính nào?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
- Câu 15 : Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?
A. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật
B. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật
C. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. Tạo ta ảnh ảo lớn hơn vật
- Câu 16 : Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị ?
A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm
B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm
C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm
D. Kính phân kì có tiêu cự 50cm
- Câu 17 : Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật qua kính có đặc điểm gì?
A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật
D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật
- Câu 18 : Chọn câu trả lời đúng, kính lúp là một thấu kính
A. Hội tụ có tiêu cự dài
B. Hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Phân kì có tiêu cự dài
D. Phân kì có tiêu cự ngắn
- Câu 19 : Một kính lúp có độ bội giác G=25. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt xa hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt gần hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5 cm
D. Tiêu cự f = 1cm; phải đặt gần hơn 1cm
- Câu 20 : Các vật đặt vuông góc với với trục chính cả một thấu kính hội tụ của máy ảnh, cách thấu kính 120cm tiêu cự của thấu kính là 2cm. Ảnh cách thấu kính là?
A. 24cm
B. 2cm
C. 18cm
D. 20cm
- Câu 21 : Một kính lúp có độ bội giác G=10. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt gần hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt gần hơn 2,5cm
D. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt xa hơn 2,5 cm
- Câu 22 : Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh d=2m, biết người ấy cao h = 1,5m, phim cách vật kính d’ = 5cm. Ảnh h’ của người ấy trên phim cao là
A. h’ = 0,6cm
B. h’ = 3,75cm
C. h’ = 3,75cm
D. một kết quả khác
- Câu 23 : Độ bội giác của một kính lúp là 5, tiêu cự của kính lúp có giá trị bao nhiêu?
A. 3m
B. 3cm
C. 5cm
D. 7cm
- Câu 24 : Một người đứng cách máy ảnh 4m. vật kính máy ảnh có tiêu cụ 2cm. Phải điều chỉnh phim cách vật kính bao nhiêu?
A. 2,01 cm
B. 2,7 cm
C. 7cm
D. 12 cm
- Câu 25 : Cột điện cao 10m cách người đứng một khoảng 40m. Nếu khoảng cách từ thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì độ cao h’ của ảnh cột điện trong mắt có giá trị bao nhiêu?
A. 5cm
B. 50cm
C. 5m
D. 2,5cm
- Câu 26 : Quan sát 1 con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?
A. Phản xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Luôn truyền thẳng
D. Không tuân theo hiện tượng nào.
- Câu 27 : Nhìn một ngọn đèn phát ra ánh sáng xanh qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy gì?
A. Màu gần như đen
B. Màu xanh
C. Màu đỏ
D. Màu trắng.
- Câu 28 : Các tấm lọc màu có tác dụng gì?
A. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua
B. Trộn màu ánh sáng truyền qua
C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua
D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc
- Câu 29 : Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng ?
A. Hiện tượng cầu vồng
B. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng
C. Màu trên lớp váng dầu
D. Ánh sáng qua lớp nước
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn