Đề kiểm tra chương 1 Điện học- Vật lý 9- Đề 1
- Câu 1 : Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch là
A
B
C
D
- Câu 2 : Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song luôn
A lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất.
B nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất.
C bằng tổng các điện trở thành phần.
D bằng tích các điện trở thành phần.
- Câu 3 : Công thức tính điện trở của dây dẫn theo chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất của vật liệu là
A R =
B R =
C R = S
D R = .l.S.
- Câu 4 : Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì
A cường độ dòng điện qua đèn càng lớn.
B đèn sáng càng yếu.
C cường độ dòng điện qua đèn càng nhỏ.
D đèn không sáng.
- Câu 5 : Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối liên tiếp 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là :
A R’ = 4R
B R’= .
C R’= R + 4 .
D R’ = R – 4 .
- Câu 6 : Khi tăng tiết diện một dây dẫn lên n lần thì điện trở của dây:
A tăng n lần.
B giảm n lần.
C giảm n2 lần
D tăng n2 lần.
- Câu 7 : Cho dòng điện chạy qua hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng
A 3,0V
B 4,5V.
C 9,0V
D 12,0V
- Câu 8 : Hai điện trở R1 = 20 và R2 = 30 được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch nhận giá trị:
A Rtđ = 50
B Rtđ = 30
C Rtđ = 20
D Rtđ =12.
- Câu 9 : Một bóng đèn hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 12V và khi đó cường độ dòng điện qua đèn là I = 2A. Công suất của đèn khi hoạt động bình thường có giá trị
A 6W.
B 12W.
C 24W.
D 48W.
- Câu 10 : Để tiết kiệm điện năng ta có thể dùng đèn compac thay cho các đèn dây tóc là do
A ánh sáng đèn phát ra có màu trắng.
B dòng điện qua đèn mạnh hơn
C Hiệu suất phát quang của đèn lớn hơn.
D đèn có công suất lớn hơn.
- Câu 11 : Một dây dẫn có điện trở 176 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U=220V. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là
A 247500J.
B 59400Cal.
C 59400J.
D 7245000 Cal.
- Câu 12 : Trên bóng đèn có ghi 12V – 6W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ bằng
A 72 A
B 2A
C 0,75A
D 0,5A.
- Câu 13 : Tự luận Cho hai điện trở R1 = 60Ω và R2 = 40Ω được mắc song song với nhau vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế luôn không đổi U = 120V. Tính: a.Điện trở tương đương của đoạn mạch. b.Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính. c. Giả sử R2 là một biến trở có sợi dây được làm bằng constantan với điện trở suất bằng 0,5.10-6 Ωm, có 150 vòng quấn quanh một lõi sứ trụ tròn đường kính 2,5cm. Hãy tính tiết diện dây dẫn dùng làm biến trở.
- Câu 14 : Một bóng đèn sợi đốt có ghi 220V-100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a.Tính nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn trong 30 phút thắp sáng liên tục. b. Nếu thay bóng đèn sợi đốt trên bằng một bóng đèn compac (220V – 20W) và cũng sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì trong 30 ngày tiết kiệm được một lượng điện năng bằng bao nhiêu kWh. Biết mỗi ngày sử dụng đèn trong 5h.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn