- Giảm phân
- Câu 1 : Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do
A xảy ra nhân đôi ADN.
B có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
C ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
D cả B và C
- Câu 2 : Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A 16
B 32
C 64
D 128
- Câu 3 : Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
A NST chưa tự nhân đôi
B NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.
D các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
- Câu 4 : Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
A kì sau của lần phân bào II.
B kì sau của lần phân bào I.
C kì cuối của lần phân bào I.
D kì cuối của lần phân bào II .
- Câu 5 : ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ
A quá trình giảm phân.
B quá trình nguyên phân .
C quá trình thụ tinh.
D cả A, B và C.
- Câu 6 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là :
A Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
B Có sự phân chia của tế bào chất
C Có 2 lần phân bào
D Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
- Câu 7 : Trong giảm phân , ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là :
A Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
B Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
C Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể
D Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào
- Câu 8 : Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
- Câu 9 : Trong giảm phân , ở kỳ giữa I và kỳ giữa II có điểm giống nhau là :
A Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
B Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
C Các NST xếp 2 hàng trên MPXĐ
D Các NST xếp 1 hàng trên MPXĐ
- Câu 10 : Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là
A 7
B 6
C 5
D 4
- Câu 11 : Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :
A Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
B Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
C Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
D Cả a, b, c đều đúng
- Câu 12 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
A Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
B Có một lần phân bào
C Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma
D Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
- Câu 13 : Giảm phân là gì ? Giảm phân có ý nghĩa gì ?
- Câu 14 : Hãy nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa quá trình nguyên phân và giảm phân
- Câu 15 : Ở kỳ giữa giảm phân I, các NST kép xếp thành mấy hàng trên MPXĐ
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 16 : Kỳ trung gian I và II
A đều xảy ra nhân đôi NST
B Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit
C Chỉ có kỳ trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST
D Chỉ có kỳ trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin