- Từ trường của dòng điện và của ống dây có dòng đ...
- Câu 1 : Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?
- Câu 2 : Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
- Câu 3 : Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai?
A Đường 1
B Đường 2
C Đường 3
D Đường 4
- Câu 4 : Trên hình 23.6, lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
A Điểm 1
B Điểm 2
C Điểm 3
D Điểm 4
- Câu 5 : Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng.
A Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.
B Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.
C Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
D Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.
- Câu 6 : Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A Quy tắc bàn tay phải.
B Quy tắc bàn tay trái.
C Quy tắc nắm tay phải.
D Quy tắc ngón tay phải.
- Câu 7 : Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng xung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm, ghi rõ chiều của đường sức từ và tên từ cực của nam châm.
- Câu 8 : Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (Hình 23.1)
- Câu 9 : Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 24.1. Đóng công tắc K, thọat tiên ta thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.a. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?b. Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?c. Nếu ngắt công tắc K, thanh nam châm sẽ ra sao? Giải thích.
- Câu 10 : Câu 20: ( vận dụng) Hai cuộn dây có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau (hình 24.2). a. Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?b. Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng giữa chúng có gì thay đổi?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn