Đề thi HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2018 Trường THPT Ng...
- Câu 1 : Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm của mình gây ra?
A. Đủ 16 tuổi
B. Đủ 18 tuổi
C. Đủ 14 tuổi
D. Đủ 12 tuổi
- Câu 2 : Luật Hôn nhân gia đình khẳng định: “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với
A. Hiến pháp
B. quy tắc sử xự trong đời sống
C. nguyện vọng của mọi công dân
D. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người
- Câu 3 : Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?
A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất
B. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh
C. Xúc tiến các hoạt động thương mại
D. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh
- Câu 4 : Người dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. chính trị
C. giáo dục
D. văn hóa
- Câu 5 : Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân với những nội dung cơ bản nào?
A. Hôn nhân một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng
B. Tự nguyện, tiến bộ. Vợ chồng bình đẳng về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng
D. Tự nguyện giữa nam và nữ, hôn nhân một vợ, một chồng
- Câu 6 : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
- Câu 7 : Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính cưỡng chế
C. Tính quy phạm phổ biến
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Câu 8 : Bản chất xã hội của pháp luật phản ánh
A. nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội
B. nghĩa vụ của một bộ phận nhân dân trong xã hội
C. nhu cầu của dân nghèo trong xã hội
D. nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong xã hội
- Câu 9 : Quy định “đèn đỏ phải dừng, được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi với mọi người” là thuộc đặc trưng nào dưới đây:
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính tự giác
D. Tính quyền lực, bắt buộc
- Câu 10 : Chọn đáp án SAIThế nào là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý?
A. Là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
B. Là người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của PL
C. Là người tự quyết định cách sử xự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện
D. Là người hiểu biết các quy tắc xử sự trong cuộc sống
- Câu 11 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm xã hội
B. Trách nhiệm chính trị
C. Trách nhiệm pháp lí
D. Trách nhiệm kinh tế
- Câu 12 : Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
A. Thi hành pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
- Câu 13 : Nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh, người dân tộc Tày là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, điều đó thể hiện quyền bình đẳng giữa
A. các dân tộc
B. các vùng miền
C. các tôn giáo
D. nam với nữ
- Câu 14 : Đâu không phải nguyên tắc của hợp đồng lao động?
A. Giao kết qua khâu trung gian
B. Không trái pháp luật
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng
D. Không trái thỏa ước lao động tập thể
- Câu 15 : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào
A. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
B. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.
C. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- Câu 16 : Công ty C và B có mặt hàng kinh doanh khác nhau nhưng đều phải nộp thuế cho nhà nước. Điều này thể hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm đạo đức
B. trách nhiệm pháp lý
C. thực hiện quyền
D. thực hiện nghĩa vụ
- Câu 17 : Công dân thực hiện các nghĩa vụ của mình là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Thi hành pháp luật
- Câu 18 : Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:
A. tính hiện đại.
B. tính cơ bản.
C. tính truyền thống
D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Câu 19 : Chủ tịch UBND huyện trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, chủ tịch UBND huyện đã
A. sử dụng pháp luật
B. tuân thủ pháp luật
C. thi hành pháp luật
D. áp dụng pháp luật
- Câu 20 : Ông B vay của chị H 10 lượng vàng. Đến ngày hẹn, ông B đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H làm đơn kiện ông B ra toà. Việc chị H kiện ông B ra toà là hành vi
A. sử dụng pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật
D. áp dụng pháp luật
- Câu 21 : Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi họ
A. có thai
B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. nghỉ việc không lí do
D. kết hôn
- Câu 22 : Công dân khi có hành vi trái pháp luật, có lỗi và do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là dấu hiệu của vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm trong giao tiếp
B. Vi phạm pháp luật
C. Vi phạm đạo đức
D. Vi phạm văn hóa ứng xử
- Câu 23 : Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
B. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm
C. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật
D. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh
- Câu 24 : Hành vi nào sau đây là biểu hiện của Vi phạm kỉ luật?
A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông
B. Nghỉ việc không xin phép
C. Đánh người gây thương tích
D. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê
- Câu 25 : Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
B. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương
C. những luật và điều luật cụ thể trong đời sống
D. hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước
- Câu 26 : Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện qua
A. tiền lương
B. hợp đồng lao động
C. chế độ làm việc
D. điều kiện làm việc
- Câu 27 : Giả sử luật dân sự qui định xin cấp sổ đỏ cần có sổ hộ khẩu, còn luật đất đai không qui định, điều đó không phù hợp với đặc trưng nào của pháp luật dưới đây?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính truyền thống
D. Tính qui phạm phổ biến
- Câu 28 : Văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất là
A. Luật dân sự
B. Luật hình sự
C. Hiến pháp
D. Luật hành chính
- Câu 29 : Trong Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định “ công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, điều đó phù hợp với đặc trưng pháp luật nào dưới đây?
A. Tính qui phạm phổ biến
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
C. Tính cơ bản
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Câu 30 : Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Như vậy, chị C đã không
A. sử dụng pháp luật
B. áp dụng pháp luật
C. tuân thủ pháp luật
D. thi hành pháp luật
- Câu 31 : Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty A với người lao động có quy định lao động nữ sau 5 năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này trái với nguyên tắc
A. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
B. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
C. không phân biệt đối xử trong lao động
D. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động
- Câu 32 : Người chưa thành niên, theo quy định của pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:
A. 16 tuổi
B. 15 tuổi
C. 18 tuổi
D. 14 tuổi
- Câu 33 : Pháp luật là phương tiện để quản lý xã hội của
A. Giai cấp cầm quyền
B. Các giai cấp trong xã hội
C. Giai cấp cách mạng
D. Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại