Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 10 HK2 năm 2019 trườ...
- Câu 1 : Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính giá trị thế năng đàn hồi của lò xo.
A. 0,04J.
B. 0,05J.
C. 0,03J.
D. 0,08J.
- Câu 2 : Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30m.Lấy g =10m/s2.Thời gian để thực hiện công việc đó là
A. 20s
B. 5s
C. 15s
D. 10s
- Câu 3 : Thả rơi tự do một vật có khối lượng 1 kg trong khoảng thời gian 0,2 s. Độ biến thiên động lượng của vật là (g = 10 m/s2)
A. 20 kg.m/s
B. 2 kg.m/s
C. 10 kg.m/s
D. 1 kg.m/s
- Câu 4 : Một quả bóng bay với động lượng \( \overrightarrow p \) đập vuông góc vào một bức tường thẳng sau đó bay ngược lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là
A. 0
B. \( \overrightarrow p \)
C. \( 2\overrightarrow p \)
D. \( - 2\overrightarrow p \)
- Câu 5 : Một ôtô khối lượng 1000kg đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ôtô đi thêm 50m thì dừng lại . Lực ma sát có độ lớn ( lấy g = 10m/s2) là
A. 4000N
B. 2000N
C. 2952 N
D. 5184 N
- Câu 6 : Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s
A. 2,5W
B. 25W
C. 250W
D. 2,5kW
- Câu 7 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu bằng 6 m/s từ độ cao 3,2m. Lấy g = 10 m/s². Bỏ qua sức cản không khí. Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 5 m/s.
B. 6 m/s.
C. 8 m/s.
D. 10 m/s.
- Câu 8 : Quả cầu ( 1 ) có khối lượng 800g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu ( 2 ) có khối lượng 200g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu nhập làm một. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là
A. 800 m/s
B. 8 m/s
C. 80 m/s
D. 0,8 m/s.
- Câu 9 : Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là
A. 110050J
B. 128400J
C. 15080J
D. 115875J
- Câu 10 : Một viên đạn khối lượng m = 10g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là
A. 8000N
B. 6000N
C. 4000N
D. 2000N
- Câu 11 : Một viên đạn có khối lượng M = 5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 200\(\sqrt 3 \)m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc v1 = 500m/s, còn mảnh thứ hai bay theo phương hợp với phương ngang một góc
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 37o
- Câu 12 : Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?
A. \(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_1}} \)
B. \(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_2}} \)
C. \(\overrightarrow p = m\overrightarrow {{v_1}} + m\overrightarrow {{v_2}} \)
D. \(\overrightarrow p = m\left( {{v_1} + {v_2}} \right)\)
- Câu 13 : Đại lượng nào sau đây không phải là vectơ?
A. Động lượng
B. Trọng lực
C. Công cơ học
D. Xung của lực
- Câu 14 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. HP (mã lực)
B. W
C. J.s
D. J.s D. Nm/s
- Câu 15 : Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công, nếu:
A. Lực vuông góc với vận tốc của vật.
B. Lực ngược chiều với vận tốc của vật.
C. Lực hợp với phương của vật tốc với góc \(\alpha \)
D. Lực cúng phương với phương chuyển động của vật
- Câu 16 : Khi vật ném lên công của trọng lực có giá trị
A. không đổi.
B. âm.
C. dương.
D. bằng không.
- Câu 17 : Nếu khối lượng của vật giảm 8 lần và vận tốc tăng lên 4 lần, thì động năng của vật sẽ
A. tăng 2 lần.
B. không đổi.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
- Câu 18 : Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường)
A. vị trí vật.
B. vận tốc
C. khối lượng vật.
D. độ cao.
- Câu 19 : Thế năng hấp dẫn là đại lượng
A. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
C. véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực
D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không
- Câu 20 : Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí.Trong quá trình MN thì
A. động năng tăng
B. cơ năng cực đại tại N
C. thế năng giảm
D. cơ năng không đổi
- Câu 21 : Công của lực tác dụng lên vật đạt cực đại khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 00
B. 600
C. 1800
D. 900
- Câu 22 : Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:
A. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k.\Delta l\)
B. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)
C. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + mgz\)
D. \(W = \frac{1}{2}mv + mgz\)
- Câu 23 : Một vật có trọng lượng 1,5 N và động năng 1,25 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng?
A. 5,0 m/s
B. 25,0 m/s
C. 1,6 m/s
D. 4,1 m/s
- Câu 24 : Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 10 m/s nhờ lực kéo \(\overrightarrow F \) chếch lên trên, hợp với hướng thẳng đứng một góc 60o và có độ lớn F = 200 N. Tính công suất của lực \(\overrightarrow F \) ?
A. 500W
B. 1732 W
C. 1000 W
D. 2000 W
- Câu 25 : Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi véctơ vận tốc của hai vật ngược hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là
A. 1 kg.m/s
B. 2 kg.m/s
C. 3 kg.m/s
D. 0,5 kg.m/s
- Câu 26 : Tác dụng một lực F = 5,6N vào lò xo theo phương trục của lò xo thì lò xo dãn 2,8cm. Chọn góc thế năng tại vị trí lò xo chưa biến dạng. Thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo biến dạng một đoạn 2,8 cm có giá trị là
A. 0,1568J.
B. 0,0784J.
C. 2,8J.
D. 5,6J.
- Câu 27 : Một người dùng tay đẩy một cuốn sách trượt một khoảng dài 1,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có độ lớn 10N, có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là
A. 5J
B. 2,5J
C. 7,5
D. 15J
- Câu 28 : Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 20m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ
A. 54%
B. 80%
C. 60%
D. 53%
- Câu 29 : Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 54 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là
A. 2500N.
B. 2813N.
C. 16200N.
D. 1250N.
- Câu 30 : Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng của chất điểm bằng 105J sau khi chuyển động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn bằng
A. 70 N
B. 1N
C. 10N
D. 100N
- Câu 31 : Một vật ban đầu nằm yên sau đó vỡ thành hai mảnh khối lượng m và 2m. Biết tổng động năng của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh nhỏ là
A. \(\frac{{{W_d}}}{2}\)
B. \(\frac{{{W_d}}}{3}\)
C. \(\frac{{2{W_d}}}{3}\)
D. \(\frac{{2{W_d}}}{5}\)
- Câu 32 : Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = - 600J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng được chọn cách mặt đất
A. 20m
B. 40m
C. 30m
D. 35m
- Câu 33 : Một vật khối lượng 2m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là
A. \(\frac{{2v}}{3}\)
B. v
C. 3v
D. 2v
- Câu 34 : Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h’ = 1,75h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị là
A. vo =\(\sqrt {\frac{{gh}}{2}} \)
B. vo =\(\frac{{\sqrt {gh.6} }}{2}\)
C. vo =\(\sqrt {\frac{{gh}}{3}} \)
D. vo =\(\sqrt {\frac{{gh}}{5}} \)
- Câu 35 : Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc thế năng ở mặt đất. Độ cao của vật khi động năng bằng 2 lần thế năng là
A. 6 m.
B. 9m.
C. 4m.
D. 5m.
- Câu 36 : Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực, phát biểu nào đúng?
A. Thế năng không đổi.
B. Động năng không đổi.
C. Cơ năng không đổi.
D. Độ biến thiên cơ năng bằng công của trọng lực.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do