Đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 - Trường THCS L...
- Câu 1 : Thành phần cấu tạo của xương gồm những gì?
A. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi.
B. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi.
C. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng).
D. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao).
- Câu 2 : Ý nghĩa của hoạt động co cơ là gì?
A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
B. Giúp cơ tăng kích thước
C. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan
D. Giúp cơ thể tăng chiều dài
- Câu 3 : Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do đâu?
A. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại
B. Vân tối dày lên
C. Một đầu cơ to và một đầu cố định
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
- Câu 4 : Một cung phản xạ dây gồm đầy đủ các thành phần nào?
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm
D. Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng
- Câu 5 : Khi nói về tim, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ
B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu vào động mạch
D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất xuống tâm nhĩ
- Câu 6 : Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ?
A. Tĩnh mạch
B. Động mạch
C. Mao mạch
D. Mạch bạch huyết
- Câu 7 : Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng gì?
A. Nuốt
B. Viết
C. Nhai
D. Nói.
- Câu 8 : Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?
A. Sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới
B. Cột sống và lồng ngực
C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống
D. Cả ba đáp án trên
- Câu 9 : Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?
A. Vì hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được
B. Vì xương không dài ra được
C. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi
D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được
- Câu 10 : Vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn?
A. Chưa có thành phần cốt giao
B. Chưa có thành phần khoáng
C. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng
D. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng
- Câu 11 : Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng nào?
A. Chất tủy đỏ có trong đầu xương
B. Đĩa sụn phát triển
C. Mô xương xốp
D. Chất tủy vàng trong khoang xương
- Câu 12 : Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là gì?
A. Mỗi đơn vị cấu trúc đều có thành phần mềm dẻo phù hợp với chức năng co dãn cơ.
B. Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau.
C. Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau.
D. Cả A, B đều đúng
- Câu 13 : Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
A. Mang vác về một bên liên tục
B. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Cả ba đáp án trên
- Câu 14 : Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van, vai trò của nó là gì?
A. Ngăn cản sự hòa trộn máu
B. Đẩy máu
C. Đảm bảo máu lưu thông theo một chiều.
D. Không có đáp án nào chính xác.
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể