Đề kiểm tra chương 2- Âm học- Đề 2
- Câu 1 : Trường hợp nào sau đây được gọi là nguồn âm? Chọn câu trả lời đúng nhất
A Nước suối chảy.
B Mặt trống khi được gõ.
C Cả A và B đều đúng.
D Cả A và B đều sai.
- Câu 2 : Làm cách nào để có đánh được tiếng trống to?
A Gõ mạnh vào mép mặt sau của trống.
B Gõ mạnh vào thành trống.
C Gõ mạnh vào chình giữa mặt trống.
D Gõ mạnh vào rìa mặt trước của trống.
- Câu 3 : Người ta thấy rằng: trong một buổi dạ hội đông người thì khó nghe tiếng nói chuyện hơn là trong một buổi dạ hội vắng người. Lí giải nào sau đây là phù hợp?
A Lúc đông người thì có nhiều tạp âm hơn
B Lúc đông người thì nhiệt độ phòng cao hơn nên khó nghe hơn.
C Người nghe nói chuyện với nhiều người hơn nên nghe không rõ.
D Vì tóc người hấp thụ âm tốt. Do đó, đông người thì âm bị hấp thụ nhiều hơn nên nói chuyện khó nghe hơn.
- Câu 4 : Hãy chọn đáp án đúngĐứng trong một hành lang dài, cách một bức tường 10m, một học sinh gõ nhanh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là 340m/s thì sau bao lâu bạn học sinh đó nghe thấy tiếng vang?
A 0,015s
B 0,029s
C 0,059s
D 17,0s
- Câu 5 : Nam đang đứng trước một chiếc âm thoa. Dũng gõ cho âm thoa dao động và âm thanh mà Nam nghe được có tần số là 440Hz. Nam lùi ra xa vài mét. Dũng gõ âm thoa lần nữa. Tần số âm thanh Nam nghe được có thay đổi hay không?
A Có thay đổi, lớn hơn 440Hz.
B Có thay đổi, nhỏ hơn 440Hz.
C Không thay đổi, vẫn là 440Hz.
D Không thể kết luận được về tần số âm thanh mà Nam nghe thấy.
- Câu 6 : Một thiết bị trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu đến một vách núi, nó phát ra một âm ngắn và nhận được âm phản xạ sau 5s. Vân tốc âm trong không khí là 330m/s. Khoảng cách từ tàu đến vách núi là
A 66m
B 825m
C 1650m
D 3300m
- Câu 7 : Lỗ hổng phát hiện được nằm ở độ sâu:
A 40mm
B 30mm
C 20mm
D 10mm
- Câu 8 : Độ cao của chi tiết được kiểm tra:
A 50mm
B 25mm
C 100mm
D 30mm
- Câu 9 : Hãy chọn câu đúng
A Những âm thanh có tần số trên 20.000Hz gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
B Những âm thanh có độ to lớn hơn 70dB và kéo dài gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
C Những âm thanh có tần số dưới 70Hz gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
D Những âm thanh có tần số dưới 20Hz gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
- Câu 10 : Hãy chọn câu SAICó nhiều cách để chống ô nhiễm tiếng, ồn là:
A Giảm độ to của tiếng ồn.
B Ngăn chặn đường truyền âm.
C Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ.
D Giảm tần số âm
- Câu 11 : Một người đứng ở gần chân núi, đốt pháo và sau 6,5s thì người thứ hai ở chân núi nghe thấy tiếng pháo. Biết vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Khoảng cách từ chân núi đến chỗ người đốt pháo là
A 1072,5m
B 2145m
C 8580m
D 4290m
- Câu 12 : Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
A Tần số dao động của cái que lớn hơn 20Hz.
B Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20Hz.
C Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000Hz.
D Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz.
- Câu 13 : Người đoàn diễu hành khó giữ nhịp bước theo đúng với dàn nhạc chơi ở cách họ một quãng xa vì
A Ở xa nên khó nghe thấy âm (tiếng nhạc).
B Âm (tiếng nhạc) khi truyền đi xa bị méo tiếng.
C Có âm phản xạ nên âm phát ra và âm nghe được có thể không khớp nhau (có tiếng vang).
D Tiếng chân người diễu hành át tiếng nhạc.
- Câu 14 : Giả sử nhà em ở gần đường giao thông có rất nhiều xe ôtô tải qua lại. Em hãy chọn phương án chống ô nhiễm tiếng ồn phù hợp nhất
A Chuyển nhà ở đi nơi khác.
B Luôn mở cửa cho thông thoáng.
C Trồng cây xanh xung quanh nhà.
D Đặt thật nhiều cây cảnh trong nhà.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi