Đề kiểm tra chương 3 Quang học- Vật lý 9- Đề 3
- Câu 1 : Khi một tia sáng đi xiên từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh thì
A chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
B chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
C có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
D không xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ
- Câu 2 : Một viên sỏi nằm ở đáy bể. Một người nhìn vào bể nước theo phương MI thì thấy ảnh của viên sỏi này. Viên sỏi này có thể nằm
A trên đoạn AN.
B trên đoạn NH.
C tại điểm N.
D tại điểm H.
- Câu 3 : Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng?
A Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính hội tụ và phân kì luôn cùng chiều với vật.
B Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
C Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
D Vật càng gần thấu kính hội tụ thì ảnh ảo càng nhỏ, càng gần thấu kính phân kì thì ảnh ảo càng lớn.
- Câu 4 : Một vật sáng có dạng một mũi tên, được đặt trước một thấu kính phân kì, vuông góc với trục chính. Ảnh của vật là
A ảnh thật cùng chiều với vật
B ảnh thật ngược chiều với vật.
C ảnh ảo cùng chiều với vật.
D ảnh ảo ngược chiều với vật.
- Câu 5 : Quá trình nào dưới đây là quá trình điều tiết của mắt khi vật ra xa dần so với mắt?
A Cơ vòng của mắt co lại làm tiêu cự của thể thủy tinh tăng.
B Cơ vòng của mắt giãn ra làm tiêu cự của thể thủy tinh giảm.
C Cơ vòng của mắt co lại làm tiêu cự của thể thủy tinh giảm.
D Cơ vòng của mắt giãn ra làm tiêu cự của thể thủy tinh tăng.
- Câu 6 : Câu phát biểu nào dưới đây không đúng?
A Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.
D Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
- Câu 7 : Có thể dùng kính lúp bình thường để quan sát vật nào dưới đây?
A Một ngôi sao.
B Một con vi trùng.
C Một con kiến.
D Một con ve sầu đậu ở xa.
- Câu 8 : Một người khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính (kính một tròng). Kính của người đó.
A là kính cận.
B là kính lão.
C không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mắt.
D vừa là kính lão vừa là kính râm.
- Câu 9 : . Một tia sáng đi từ không khí vào nước. Hãy so sánh góc khúc xạ với góc tới trong các trường hợp sau:a) Góc tới lớn hơn 0.b) Góc tới bằng 0.
A a) Khi góc tới lớn hơn 0 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
b) Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng góc tới và cũng bằng 0.
B a) Khi góc tới lớn hơn 0 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
b) Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và cũng bằng 0.
C a) Khi góc tới lớn hơn 0 thì góc khúc xạ bằng góc tới.
b) Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng góc tới và cũng bằng 0.
D a) Khi góc tới lớn hơn 0 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
b) Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới và cũng bằng 0.
- Câu 10 : Hình vẽ cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. a) S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?b) Dùng các tia sáng đặc biệt để xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ của thấu kính này
A S’ là ảnh thật vì S và S’ ngược chiều với nhau so với trục chính.
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì S’ là ảnh thật
B S’ là ảnh thật vì S và S’ cùng chiều với nhau so với trục chính.
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì S’ là ảnh thật
C S’ là ảnh thật vì S và S’ cùng chiều với nhau so với trục chính.
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì S’ là ảnh ảo
D S’ là ảnh thật vì S và S’ ngược chiều với nhau so với trục chính.
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì S’ là ảnh ảo
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn