Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT N...
- Câu 1 : Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội
B. Bản chất giai cấp
C. Bản chất nhân dân
D. Bản chất dân tộc
- Câu 2 : Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với ai?
A. Mọi người từ 18 tuổi trở lên
B. Mọi cá nhân, tổ chức
C. Một số đối tượng cần thiết
D. Mọi cán bộ công chức
- Câu 3 : Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội
B. Bản chất giai cấp
C. Bản chất nhân dân
D. Bản chất hiện đại
- Câu 4 : Luật hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính nhân dân và xã hội
D. Tình quần chúng rộng rãi
- Câu 5 : Học xong Trung học phổ thông, chị X không học tiếp ở Đại học. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp chị đã làm thủ tục và được cấp giấy phép mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là công cụ chủ yếu của công dân trong kinh doanh
B. Là công cụ hữu hiệu cho người sản xuất kinh doanh
C. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình
D. Là phương tiện để công dân đưa ra yêu cầu đối với Nhà nước
- Câu 6 : Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là?
A. Nghi phạm
B. Tội phạm
C. Vi phạm
D. Xâm phạm
- Câu 7 : Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Khuyết điểm
B. Lỗi
C. Hạn chế
D. Yếu kém
- Câu 8 : Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái luật là một trong các mục đích?
A. Của giáo dục pháp luật
B. Của trách nhiệm pháp lí
C. Của thực hiện pháp luật
D. Của vận dụng pháp luật
- Câu 9 : Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Cảnh cáo
B. Phê bình
C. Chuyển công tác khác
D. Buộc thôi việc
- Câu 10 : Thực hiện đúng cam kết không có học sinh nào của Trường Trung học phổ thông X đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 11 : Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt Nguyễn Văn A 4 năm tù về tội "Sử dụng trái phép chất ma túy". Quyết định của Tòa án là hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Chấp hành pháp luật
- Câu 12 : Khi đi công tác Malaysia, Nguyễn Bình T đã giấu để mang theo 80.000 USD khi làm thủ tục, số tiền này đã bị hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện. Nguyễn Bình T bị khởi tố với tội danh "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Hành vi của Nguyễn Bình T là loại vi phạm nào?
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm hình sự
- Câu 13 : Mọi người vi phạm pháp luật đều phải xử lí theo quy định của pháp luật thể hiện bình đẳng về?
A. Trách nhiệm pháp lí
B. Nghĩa vụ và trách nhiệm
C. Quyền và nghĩa vụ
D. Trách nhiệm
- Câu 14 : Bác Hồ nói: "Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái". Câu nói nào của Bác Hồ có nghĩa là công dân bình đẳng về?
A. Trách nhiệm với đất nước
B. Quyền của công dân
C. Quyền và nghĩa vụ
D. Trách nhiệm pháp lí
- Câu 15 : Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về hưởng lương giữa người lao động giỏi và người lao động kém
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
- Câu 16 : Nội dung nào dưới đây là sai quy định về tài sản giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng
B. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi li hôn
C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung
D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật
- Câu 17 : Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn
B. Lương hàng tháng vợ, chồng
C. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân
D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế trong thời kì hôn nhân
- Câu 18 : Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?
A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động
B. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động
C. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động
D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động
- Câu 19 : Anh B và chị C yêu nhau và quyết định kết hôn, nhưng bố mẹ chị C không đồng ý và tìm mọi cách cản trở. Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chị C vẫn quyết định kết hôn với anh B. Trường hợp của chị C cho thấy, pháp luật đã có vai trò là phương tiện gì dưới đây của công dân?
A. Để bảo vệ quyền riêng tư của công dân
B. Để bảo vệ tình yêu lứa đôi
C. Để công dân thực hiện quyền của mình
D. Để công dân thực hiện sở thích của mình
- Câu 20 : Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và Luật đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu câu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc
B. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước
C. Từ kinh nghiệm của các nước trên Biển Đông
D. Từ thực tiễn đời sống xã hội
- Câu 21 : Không ai được xâm phạm tới tính mạng sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền được bảo đảm an toàn thân thể
D. Quyền được bảo đảm tự do
- Câu 22 : Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác
C. Quyền nhân thân
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín
- Câu 23 : Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của?
A. Thủ trưởng cơ quan
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Cơ quan công an xã, phường
D. Cơ quan quân đội
- Câu 24 : Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân huyện H, K đã viết bài phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ uy tín
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
C. Quyền được bảo đảm về thanh danh
D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân
- Câu 25 : Nhân lúc L- chị của M đi văng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã vi phạm đến quyền nào dưới đây của L?
A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân
B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân
- Câu 26 : Anh Q và ah P bắt được kẻ đang bị truy nã. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đánh kẻ bị truy nã một trận cho sợ
B. Mắng kẻ bị truy nã một hôi cho hả giận
C. Lập biên bản rồi thả ra
D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất
- Câu 27 : Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp
B. Tự giác
C. Bình đẳng
D. Tự do
- Câu 28 : Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng
B. Bình quyền
C. Công bằng
D. Dân chủ
- Câu 29 : Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chỉ những người có chức quyền
B. Mọi công dân
C. Chỉ những người được giao nhiệm vụ
D. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp
- Câu 30 : Trong kì tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học
B. Quyền học tập của V dã chấm dứt vì V không còn cơ hội học
C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời
D. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ
- Câu 31 : Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng mức phạt này quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh
B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình
C. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình
D. Khiếu nại đến Giám đốc Công an thành phố
- Câu 32 : Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền?
A. Học thường xuyên, học suốt đời
B. Học không hạn chế
C. Học ở bất cứ nơi nào
D. Bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 33 : Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền quyết định học tập
D. Quyền học tập theo sở thích
- Câu 34 : Bạn M học giỏi nên đã được tuyển chọn vào học tại trường chuyên của tỉnh. M đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế
B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
C. Quyền được phát triển
D. Quyền ưu tiên học sinh giỏi
- Câu 35 : Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo ản toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?
A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
C. Bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân
D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống
- Câu 36 : Ông N đốt rừng làm nương rẫy, làm cháy gần một hec-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử - văn hóa. Hành vi của ông N là trái luật pháp về?
A. Bảo vệ di sản văn hóa
B. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
C. Bảo vệ và phát triển rừng
D. Bảo vệ người lợi rừng
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại