Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?
A U = U1 + U2 + .....+ Un
B I = I1 = I2 = ........= In.
C R = R1 = R2 = ........= Rn
D R = R1 + R2 + ........+ Rn
- Câu 2 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện?
A Công suất của dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.
B Công suất của dòng điện được đo bằng công của dòng điện thực hiện được trong một giây.
C Công suất của dòng điện trong 1 đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó.
D Cả ba phát biểu đều đúng.
- Câu 3 : Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 60℃ vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. Cho cnước = 4200J/kg.K và Cthép = 460J/kg.K.
A 230C
B 200C
C 600C
D 400C
- Câu 4 : Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị của công?
A Jun (J)
B W.s
C KW.h
D V.A
- Câu 5 : Để tránh điện giật, cần thực hiện các biện pháp nào sau đây?
A Vỏ máy các thiết bị luôn nối đất.
B Thay dây dẫn điện đã quá cũ.
C Dùng cầu dao chống điện giật.
D Tất cả các biện pháp trên.
- Câu 6 : Vì sao ta nhận ra vật đen? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó nhưng nó được đặt gần những vật sáng khác.
B Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng được.
C Vì vật đó không trắng.
D Vì vật đó tên gọi là “vật đen”.
- Câu 7 : Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220Vthì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?
A 1584 KJ
B 26400 J
C 264000 J
D 54450 kJ
- Câu 8 : Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua (hình dưới ). Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
A Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam.
B Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
C Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm.
D Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 9 : Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu?
A 200J;
B 2000J;
C 20J;
D 320J;
- Câu 10 : Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.
B Tăng độ bền của xoong
C Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa
D Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự dẫn nhiệt đến tay người cầm.
- Câu 11 : Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính
A hội tụ có tiêu cự 50cm.
B hội tụ có tiêu cự 25cm.
C phân kỳ có tiêu cự 50cm.
D phân kỳ có tiêu cự 25cm.
- Câu 12 : Cho hai điện trở R1 = 20Ω , R2 = 30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch đó là:
A 10 Ω
B 50 Ω
C 60Ω
D 12Ω
- Câu 13 : Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là 3,25 vôn. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
A 3,5V và 0,1V
B 3V và 0,01V
C 3,5V và 0,01V
D 3,5V và 0,2V
- Câu 14 : Đồ thị nào cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó?
A Hình A
B Hình B
C Hình C
D Hình D
- Câu 15 : Khi đặt một vật trước dụng cụ quang học, cho ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật thì dụng cụ đó là
A Thấu kính hội tụ .
B Máy ảnh.
C Thấu kính phân kỳ .
D Gương phẳng .
- Câu 16 : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 84V , R1 = 400Ω , R2 = 200Ω. Hãy tính UAC và UCB ?
A UAC = 56V, UCB = 28V.
B UAC = 40V, UCB = 44V.
C UAC = 50V, UCB = 34V.
D UAC = 42V, UCB = 42V.
- Câu 17 : Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị đứt dây tóc thì bóng đèn còn lại sẽ:
A sáng hơn
B vẫn sáng như cũ
C không hoạt động
D tối hơn
- Câu 18 : Một ấm điện loại 220V - 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nướC. Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 15 phút. Biết giá tiền điện là 700 đồng/kWh. Số tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày) là
A 5775 đồng.
B 57750 đồng.
C 5700 đồng.
D 57000 đồng.
- Câu 19 : Bốn vòng dây dẫn tròn giống nhau, đặt trước bốn nam châm giống hệt nhau (như hình vẽ) trường hợp nào đường sức từ của nam châm xuyên qua vòng dây nhiều nhất.
A Trường hợp h.A
B Trường hợp h.B
C Trường hợp h.C
D Trường hợp h.D
- Câu 20 : Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của
A bàn là điện.
B nam châm điện.
C động cơ điện một chiều.
D bếp điện.
- Câu 21 : Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi cần lắp
A Biến thế tăng điện áp.
B Biến thế giảm điện áp.
C Biến thế ổn áp.
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 22 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
A tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B tia khúc xạ và tia tới.
C tia khúc xạ và mặt phân cách.
D tia khúc xạ và điểm tới.
- Câu 23 : Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
A 0,5cm
B 1,0cm.
C 1,5cm.
D 2,0cm.
- Câu 24 : Theo truyền thuyết nhà bác học Ác si mét đã dùng dụng cụ nào để đốt cháy chiến thuyền của giặc
A Gương phẳng
B Gương cầu lõm
C Gương cầu lồi
D Thấu kính hội tụ
- Câu 25 : Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, nhiệt dung riêng của đồng và nước là 380 J/kg.K và 4200 J/Kg.K
A 1,52℃
B 1,2℃
C 2, 52℃
D 31,52℃
- Câu 26 : Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở A
A R1 > R2 > R3
B R3 > R2 > R1
C R2 > R1> R3
D R1 = R2 = R3
- Câu 27 : Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Trong các câu giải thích sau câu nào đúng?
A Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
B Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
C Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
D Do cọ xát mạnh.
- Câu 28 : Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 HS phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào là sai?
A Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
B Đèn sáng bình thường khi số chỉ của ampe kế bằng cường độ dòng điện định mức qua đèn.
C Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
D Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
- Câu 29 : Thấu kính nào dưới đây phù hợp làm kính lúp nhất?
A Thấu kính phân kì tiêu cự 10 cm.
B Thấu kính phân kì tiêu cự 50 cm.
C Thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm.
D Thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm.
- Câu 30 : Chiếu một chùm sáng vào lăng kính, ánh sáng ló ra cũng chỉ có một màu duy nhất. Chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
A Ánh sáng trắng.
B Ánh sáng đa sắc.
C Ánh sáng đơn sắc.
D Ánh sáng xanh và đỏ.
- Câu 31 : Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là
A Lớn hơn 2 lần.
B Nhỏ hơn 2 lần.
C Nhỏ hơn 4 lần.
D Lớn hơn 4 lần.
- Câu 32 : Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì có hiện tượng
A Kim nam châm vẫn đứng yên
B Kim nam châm quay góc 90°.
C Kim nam châm quay ngược lại
D Kim nam châm bị đẩy ra ngoài.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn