Đề thi HK2 môn hóa lớp 11 - Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên...
- Câu 1 : Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau: CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3.Phản ứng xảy ra được là do phenol có
A tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic.
B tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic.
C tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
D tính axit yếu hơn axit cacbonic.
- Câu 2 : Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag?
A CH3CHO.
B CH3-CH3.
C CH≡CH.
D CH2=CH2.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của benzen là đúng?
A Chất lỏng, có mùi đặc trưng, không tan trong nước.
B Chất rắn, không màu, tan tốt trong nước.
C Chất lỏng, không mùi, không tan trong nước.
D Chất khí, không mùi, không tan trong nước.
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol no, đơn chức, mạch hở X, thu được 0,3 mol H2O. Công thức phân tử của X là
A C3H7OH.
B C2H5OH.
C CH3OH.
D C4H9OH.
- Câu 5 : Sơ đồ sau mô phỏng quá trình điều chế và thu khí X trong phòng thí nghiệm:Tên gọi của khí X là:
A axetilen.
B metan.
C etilen.
D etan.
- Câu 6 : Bình gas sử dụng trong đun nấu hằng ngày chứa hỗn hợp hóa lỏng của propan và butan không màu, không mùi nhưng thực tế khí gas lại có mùi hôi đặc trưng từ chất etanthiol (C2H5HS) được nhà sản xuất nạp thêm một lượng nhỏ vào trong gas hóa lỏng nhằm phát hiện khí gas bị rò rỉ khi sử dụng. Cách xử lý nào sau đây là phù hợp khi phát hiện trong nhà có khí gas bị rò rỉ?
A Bật quạt lên để đuổi hết khí gas.
B Bật đèn sáng để kiểm tra.
C Tắt nhanh hết đèn, quạt và ngắt cầu dao trong phòng.
D Nhẹ nhàng mở tất cả các cửa trong phòng để không khí được đối lưu.
- Câu 7 : Cho 1 mol anđehit fomic (HCHO) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Phản ứng hoàn toàn, thu được bao nhiêu mol Ag?
A 1.
B 3.
C 4.
D 2.
- Câu 8 : Trên nhãn chai cồn y tế ghi "cồn 70o". Cách ghi đó có ý nghĩa là:
A Trong 100 mol cồn, có 70 mol ancol nguyên chất.
B Trong 100 ml cồn, có 70 ml ancol nguyên chất.
C Loại cồn này có nhiệt độ sôi là 700C.
D Trong chai cồn, có 70 ml ancol nguyên chất.
- Câu 9 : Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?
A CH3-CH(OH)-CH3.
B HO-CH2-CH(OH)-CH2OH.
C CH3-CH2-CH2-OH.
D HO-CH2-CH2-CH2-OH.
- Câu 10 : Chất có khả năng phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A C6H5CH3.
B C6H6.
C C6H5CH=CH2.
D CH3CH2OH.
- Câu 11 : Cho a gam ancol etylic (C2H5OH) tác dụng với Na dư, thu được 0,05 mol khí H2. Giá trị của a là
A 2,3.
B 6,9.
C 9,2.
D 4,6.
- Câu 12 : Chất nào sau đây có thể phản ứng với dung dịch nước brom tạo kết tủa trắng?
A Benzen.
B Toluen.
C Phenol.
D Etilen.
- Câu 13 : Thực hiện phản ứng hóa học giữa CH3CHO với khí H2 (trong điều kiện thích hợp), thu được sản phẩm Y. Công thức cấu tạo của Y là
A CH3COOH.
B CH3OH.
C CH3CH2OH.
D CH3COCH3.
- Câu 14 : Cấu tạo nào sau đây có đồng phân hình học?
A CH3-CH=CH-CH3.
B CH2=CH-CH2-CH3.
C CH2=CH2.
D CH2=CH-CH3.
- Câu 15 : Hiện tượng các chất có cấu tạo, tính chất hóa học tương tự nhau nhưng phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) gọi là hiện tượng:
A đồng phân.
B đồng đẳng.
C đồng vị.
D đồng khối.
- Câu 16 : CH3CHO có tên gọi là
A ancol metylic.
B anđehit fomic.
C anđehit axetic.
D ancol etylic.
- Câu 17 : Etilen phản ứng với dung dịch brom theo phản ứng sau: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.Khi cho 0,1 mol etilen phản ứng hoàn toàn với lượng brom dư, thấy có a mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A 16,0.
B 0,2.
C 8,0.
D 0,1.
- Câu 18 : Cho sơ đồ phản ứng sau: CH≡CH + AgNO3 + NH3 → X + NH4NO3. Công thức cấu tạo X là
A AgC≡CAg.
B AgCH =CHAg.
C CH3-CH2Ag.
D AgCH2-CH2Ag.
- Câu 19 : Cho phản ứng: C2H2 + H2O \(\xrightarrow[{{{80}^0}C}]{{HgS{O_4}}}\) X. Công thức cấu tạo của X là
A CH3COOH.
B CH3CHO.
C CH3CH3.
D C2H5OH.
- Câu 20 : Oxi hóa chất nào sau đây bằng CuO, thu được anđehit fomic (HCHO)?
A CH3Cl.
B C2H5OH.
C CH2=CH2.
D CH3OH.
- Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol C2H6 bằng khí oxi dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
A 8,96.
B 5,60.
C 6,72.
D 4,48.
- Câu 22 : Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) \(A{l_4}{C_3}\xrightarrow{{(1)}}C{H_4}\xrightarrow{{(2)}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{(3)}}{C_6}{H_6}\left( {benzen} \right)\xrightarrow{{(4)}}{\text{ }}{C_6}{H_5}Cl\)
- Câu 23 : Cho hỗn hợp X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng khí oxi dư, thu được 5,376 lít (đktc) khí CO2 và 7,02 gam H2O.a) Xác định công thức phân tử các ancol trong X. Biết rằng phân tử của chúng có số nguyên tử cacbon hơn kém nhau 2 đơn vị và số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không vượt quá 3.b) Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên bằng CuO dư (trong điều kiện thích hợp), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa các chất hữu cơ). Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 48,6 gam Ag. Tính phần trăm khối lượng các chất trong Y. Cho rằng phản ứng oxi hóa ancol bởi CuO không tạo sản phẩm axit cacboxylic.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ