Đề thi online Công dân với các quyền dân chủ - Có...
- Câu 1 : Quyền bầu cử và ứng cử thuộc hình thức:
A Dân chủ trực tiếp
B Dân chủ gián tiếp
C Dân chủ hình thức
D Dân chủ quần chúng.
- Câu 2 : Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực:
A Kinh tế
B Chính trị
C Văn hóa
D Xã hội
- Câu 3 : Ở nước ta, quyền bầu cử và ứng cử được quy định trong:
A Hiến pháp, luật bầu cử
B Luật bầu cử, Quốc hội
C Luật kinh doanh
D Luật kinh tế.
- Câu 4 : Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?
A 18 tuổi
B 21 tuổi
C 25 tuổi
D 16 tuổi
- Câu 5 : Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.?
A 18 tuổi
B 21 tuổi
C 23 tuổi
D 16 tuổi
- Câu 6 : Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc:
A Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
B Bình đẳng và trực tiếp
C Trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín
D Bình đẳng, phổ thông, trực tiếp
- Câu 7 : “ Cử tri tự mình đi bầu” là thực hiện nguyên tắc nào?
A Bình đẳng
B Bỏ phiếu kín
C Phổ thông
D Trực tiếp
- Câu 8 : “ Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm” là thực hiện nguyên tắc nào?
A Phổ thông
B Bỏ phiếu kín
C Bình đẳng
D Trực tiếp.
- Câu 9 : “ Mỗi cử tri có một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau là nội dung thuộc nguyên tắc nào?
A Trực tiếp
B Bình đẳng
C Phổ thông
D Bỏ phiếu kín.
- Câu 10 : Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo mấy con đường?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo những con đường nào?
A Tự ứng cử
B Tự bầu cử
C Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử
D Được giới thiệu ứng cử.
- Câu 12 : “ Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức , cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo” là thực hiện bước thứ mấy của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo?
A Bước 2
B Bước 1
C Bước 3
D Bước 4
- Câu 13 : Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A A đủ 21 tuổi
B C đang chấp hành án phạt tù
C B là giáo viên của trường cấp 1
D E là công nhân may.
- Câu 14 : Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường:
A Tự đề cử
B Được đề cử
C Được giới thiệu ứng cử
D Tự bầu cử
- Câu 15 : Nhờ người khác bỏ phiếu hộ là việc làm vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A Quyền bầu cử
B Quyền ứng cử
C Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 16 : Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình thông qua việc:
A Tham gia lao động công ích ở địa phương
B Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
C Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng
D Viết bài đăng báo
- Câu 17 : Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền:
A khiếu nại
B tố cáo
C tự do ngôn luận
D tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Câu 18 : Người giải quyết khiếu nại lần hai là:
A Người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại lần hai
B Người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai
C Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu.
D Tất cả người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai.
- Câu 19 : Người giải quyết tố cáo lần đầu là:
A Người tiếp nhận đơn tố cáo
B Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo ở các cấp
C Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo
D Tất cả những người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Câu 20 : Qui trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm mấy bước?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 21 : Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại gồm mấy bước?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 22 : Đâu là nhận định đúng?
A Quyền bầu cử và ứng cử thể hiện bản chất dân chủ
B Quyền bầu cử và ứng cử thể hiện bản chất dân chủ và tiến bộ của nhà nước tA.
C Quyền bầu cử và ứng cử là quyền con người
D Quyền bầu cử và ứng cử là quyền tự do cơ bản.
- Câu 23 : Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì có quyền:
A Khởi kiện đến toàn phúc thẩm
B Khởi kiện ra tòa hành chính thuộc tòa án nhân dân
C Khởi kiện đến UBND tỉnh
D Khởi kiện đến giám đốc công an Tỉnh
- Câu 24 : Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được quy định tại:
A Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999
B Điều 243 Bộ luật hình sự năm 1999
C Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999
D Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999
- Câu 25 : Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ luật Hình sự năm 1999?
A Điều 162
B Điều 132
C Điều 125
D Điều 126
- Câu 26 : Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thực hiện ở mấy cấp độ?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 27 : Người có quyền tố cáo là:
A Ai cũng có quyền
B Chỉ có công dân
C Người có chức quyền
D Người không vi phạm pháp luật.
- Câu 28 : Quyền tham gia quản lý nhà nước và pháp luật là hình thức thực hiện quyền dân chủ:
A Gián tiếp
B Trực tiếp
C Hình thức
D Rộng rãi
- Câu 29 : Trong ngày đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội, anh A(18 tuổi) ngại đi nên đã nhờ chị gái đi bỏ phiếu giúp. Hành vi của anh A đã vi phạm nguyên tắc gù theo luật bầu cử:
A Bình đẳng
B Bỏ phiếu kín
C Phổ thông
D Trực tiếp.
- Câu 30 : Công dân A tham gia góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp khi nhà nước trưng cầu dân ý. Vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào:
A Quyền bầu cử
B Quyền ứng cử
C Quyền tự do ngôn luận
D Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Câu 31 : M đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội. Đang băn khoăn không biết gạch ai thì A( bạn của M) bảo: “Đưa tớ gạch cho” , sau đó A đã giằng phiếu trên tay M và gạch tên một đại biểu rồi bỏ phiếu vào thùng. Việc làm của A đã vi phạm:
A Luật ứng cử
B Luật bầu cử
C Luật bỏ phiếu
D Luật kinh doanh
- Câu 32 : Chị Nguyệt bị giám đốc công ty cho nghỉ việc do nghỉ ốm nhiều. Chị muốn làm đơn khiếu nại ông giám đốc . Vậy chị phải gửi đơn đến đâu?
A Đến UBND Tỉnh
B Đến UBND Huyện
C Đến Giám đốc Công an tỉnh
D Đến ông Giám đốc công ty.
- Câu 33 : Là học sinh lớp 12 em có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lý trường, lớp bằng hình thức dân chủ nào?
A Trực tiếp
B Gián tiếp
C Đại diện
D Quần chúng
- Câu 34 : Cô giáo chủ nhiệm tính nhầm điểm tổng kết cho A.Trong trường hợp này A phải khiếu nại tới?
A Ông Hiệu trưởng nhà trường
B Ông Giám đốc Sở Giáo dục
C Cô giáo chủ nhiệm của A
D Thanh tra của Sở giáo dục
- Câu 35 : Phát hiện D ( cán bộ UBND xã Y) sử dụng ma túy. D đã tố cáo hành vi của X. Theo em, trong trường hợp này, D phải gửi đơn tố cáo tới ai?
A Chủ tịch huyện
B Công an huyện
C Chủ tịch tỉnh
D Trưởng công an xã Y
- Câu 36 : Trong cuộc họp thôn S, ông A là trưởng thôn đã cho mọi người biểu quyết công khai mức đóng góp để nâng cấp hội trường thôn. Việc làm của ông A phù hợp với nội dung của:
A Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở
B Pháp lệnh dân chủ ở trung ương
C Pháp lệnh dân chủ ở thôn
D Pháp lệnh dân chủ công khai
- Câu 37 : “ Mỗi cử tri có một phiếu bầu” là nội dung được Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định tại điều bao nhiêu của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội?
A Điều 45,46
B Điều 85,89
C Điều 58,59
D Điều 28,29
- Câu 38 : A đã viết bài đăng facebook với những lời lé, nội dung xuyên tạc đường lối của Đảng. Việc làm của A đã vi phạm:
A Quyền tự do đi lại
B Quyền tự do ngôn luận
C Quyền đảm bảo thông tin
D Quyền giữ kín thông tin.
- Câu 39 : Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền ứng cử theo quy định của pháp luật?
A An (23 tuổi) là bí thư đoàn có năng lực
B Học sinh A 17 tuổi tự ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã
C Bà C được trường X giới thiệu ứng cử vào Hội đồng nhân dân huyện
D Trưởng thôn M được giới thiệu ứng cử Hội đồng nhân dân xã.
- Câu 40 : Phát hiện C là người cùng xóm đang chích hút ma túy. A đã báo công an xã. Việc làm của A là thực hiện:
A Quyền khiếu nại
B Quyền tự do ngôn luận
C Quyền tố cáo
D Quyền tự do đi lại
- Câu 41 : M làm thuê cho một cửa hàng bán cơm bình dân và thường xuyên bị chủ quán đánh đập. A là bạn của M rất thương bạn mà không dám làm gì. Theo em, A có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?
A Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo
B Không, vì tố cáo là đièu không có lợi cho trẻ em
C Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo
D Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
- Câu 42 : Tên A bị cơ quan công an truy nã vì giết người cướp củA.A đã lẩn trốn ở nhà chị gái mình. Ông tổ trưởng dân phố biết việc này nhưng không báo cơ quan chức năng vì lo sợ bị trả thù. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật?
A Tên A
B Chị gái A
C Ông tổ trưởng dân phố và A
D Cả A và chị gái A cùng ông tổ trưởng dân phố
- Câu 43 : Bà A làm đơn tố cáo anh K vì đã có hành vi chiếm đoạt đất đai nhà bà A.Bà A đã gửi đơn lên UBND huyện để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, UBND huyện không giải quyết và chuyển đơn về UBND xã. Cho rằng UBND huyện trốn tránh trách nhiệm, bà A đã làm đơn lên tỉnh. Trong trường hợp trên, ai đã làm sai quy trình khiếu nại, tố cáo?
A Bà A
B UBND huyện
C UBND tỉnh
D Bà A và UBND huyện
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại