Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD trường THPT Đ...
- Câu 1 : Trong tư liệu lao động, bộ phận quyết định đến năng suất lao động là yếu tố nào dưới đây?
A. Nguyên vật liệu cho sản xuất.
B. Công cụ lao động.
C. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
D. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
- Câu 2 : Bạn M thường chế nhạo, chê bai K và L vì hai bạn rất thích thức ăn và một số phong tục của các bạn người dân tộc thiểu số cùng lớp. M đã đăng sự việc lên trang cá nhân và chia sẻ cho U và V. Hai bạn U và V bình luận với nội dung thiếu tôn trọng về K và L, đồng thời chia sẻ bài viết cho N và E. Những ai đã vi phạm chính sách văn hóa?
A. Bạn M, U và V.
B. Bạn M, U, V, E và N.
C. Bạn U và V.
D. Bạn M, K và L.
- Câu 3 : Để có tiền, anh N đã bán chiếc xe lấy trộm được (dù không có giấy tờ xe) cho ông X. Sau đó rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Nhậu xong, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu tráchnhiệm pháp lí?
A. Anh K, anh N và anh S.
B. Anh K, anh N và ông B.
C. Ông X, anh N và ông B.
D. Ông X, anh K và anh N.
- Câu 4 : Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm giúp mẹ. Hành động của bạn A thuộc phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Lương tâm.
B. Nghĩa vụ.
C. Hạnh phúc.
D. Nhân phẩm, danh dự.
- Câu 5 : Khi người nào tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó
A. có danh dự.
B. có địa vị.
C. có quyền lực.
D. có phẩm giá.
- Câu 6 : Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá trị trao đổi.
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Lao động xã hội của người sản xuất.
D. Giá trị số lượng, chất lượng.
- Câu 7 : Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
C. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
D. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
- Câu 8 : Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải
A. hủy bỏ đơn tố cáo.
B. hủy bỏ mọi thông tin.
C. chịu trách nhiệm hình sự.
D. chịu khiếu nại vượt cấp.
- Câu 9 : Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Nhị nguyên luận.
D. Duy tân.
- Câu 10 : Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là giải quyết mối quan hệ nào sau đây?
A. Sự vật và hiện tượng.
B. Duy vật và duy tâm.
C. Duy tâm và vật chất.
D. Tư duy và tồn tại.
- Câu 11 : Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông M và anh S.
B. Ông K, ông M và anh S.
C. Ông K và ông M.
D. Ông K, bà N và anh S.
- Câu 12 : Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H.
B. Anh N, anh T và anh K.
C. Anh T và anh H.
D. Anh H và anh K.
- Câu 13 : Các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những việc mà pháp luật quy định phải làm là
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
- Câu 14 : Doanh nghiệp H đóng trên địa bàn huyện Y, mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện vai trò của phát triển kinh tế đối với
A. xã hội.
B. tập thể.
C. gia đình.
D. cộng đồng.
- Câu 15 : Những giá trị nào của pháp luật cũng là giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới?
A. Hạnh phúc cá nhân
B. Nhân phẩm, danh dự.
C. Nghĩa vụ, lương tâm.
D. Công bằng, bình đẳng.
- Câu 16 : Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Nội dung này muốn nói đến vai trò của thực tiễn là
A. cơ sở của nhận thức.
B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức.
D. động lực của nhận thức.
- Câu 17 : Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh P, anh N và ông H.
B. Anh K và anh N.
C. Ông H, anh P và anh K.
D. Ông H và anh P.
- Câu 18 : Trong gia đình anh T, anh cho rằng mình là người trụ cột gia đình nên có quyền quyết định mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Anh T đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?
A. Các thành viên yêu thương lẫn nhau.
B. Vợ chồng bình đẳng.
C. Hôn nhân một vợ, một chồng.
D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Câu 19 : Tình yêu chân chính làm cho con người
A. sớm đạt được mục đích của mình.
B. có được những gì mình mong muốn.
C. có địa vị và thu nhập cao.
D. trưởng thành và hoàn thiện hơn.
- Câu 20 : Trong giờ sinh hoạt cuối tháng, trước khi đọc kết quả hạnh kiểm tháng của lớp, cô giáo nói: "Tháng này, các em đã rất cố gắng, lớp ta luôn dẫn đầu toàn trường trong các tuần và các phong trào. Để ghi nhận thành tích đó của các em, tháng này cô xếp loại cả lớp đều được hạnh kiểm tốt". Trong trường hợp này cô giáo đã vận dụng vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức để đưa ra kết luận đó?
A. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.
B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Câu 21 : Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh H, anh P và anh T.
B. Anh H và anh T.
C. Anh H, anh T và chị M.
D. Anh H, anh T và anh Q.
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị?
A. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
B. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần.
C. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
- Câu 23 : Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đi với tốc độ vượt quá quy đinh đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh K, ông M và anh P.
B. Anh K và anh P.
C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P.
D. Anh K và ông M.
- Câu 24 : Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ
A. tài sản và hợp đồng.
B. kinh tế tài chính.
C. công dân và xã hội.
D. lao động, công vụ nhà nước.
- Câu 25 : Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao là
A. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
B. chính sách của đào tạo.
C. phương hướng của giáo dục và đào tạo.
D. ý nghĩa của giáo dục và đào tạo.
- Câu 26 : Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông A, anh H, bà B và ông P.
B. Ông A và anh H.
C. Ông A, bà B và ông P
D. Bà B và ông P.
- Câu 27 : Mỗi quy tắc xử sự được thể hiện thành
A. nhiều quy định pháp luật.
B. một quy phạm pháp luật.
C. một số quy định pháp luật.
D. nhiều quy phạm pháp luật.
- Câu 28 : Anh K đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình được kết hôn. Trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phát huy quyền làm chủ của công dân.
B. Phát huy quyền tự chủ của công dân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của gia đình.
- Câu 29 : Pháp luật là hệ thống các
A. quy tắc ứng xử chung do Nhà nước ban hành.
B. quy định chung do Nhà nước ban hành.
C. quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành.
D. chuẩn mực chung do Nhà nước ban hành.
- Câu 30 : Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh M và chị N.
B. Ông A, anh M và chị N.
C. Ông A, anh M và anh Q.
D. Ông A và anh M.
- Câu 31 : Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của
A. Đảng cộng sản.
B. giai cấp nông dân.
C. những người nghèo trong xã hội.
D. những người có quyền.
- Câu 32 : Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Ông H, anh M và anh K.
B. Anh M, anh K và anh Q.
C. Chị B, ông H và anh Q.
D. Anh M, ông H, anh Q và anh K.
- Câu 33 : Mặc dù học tập ở tận nước Mĩ xa xôi, nhưng anh N thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam: quyên góp ủng hộ đồng bào gặp khó khăn ở trong nước, dạy ngoại ngữ cho các em nhỏ mỗi dịp về nước nghỉ hè.... Những việc làm của anh N nói lên truyền thống nào dưới đây của người Việt Nam?
A. Vì cộng đồng.
B. Tự tôn dân tộc.
C. Yêu nước.
D. “Uống nước nhớ nguồn”.
- Câu 34 : Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là
A. kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
B. hòa nhập, gần gũi với mọi người trong cộng đồng.
C. đoàn kết với nhân dân các nước.
D. không phân biệt dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số.
- Câu 35 : Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập?
A. Bài trừ, gạt bỏ nhau.
B. Nương tựa nhau.
C. Cùng tồn tại.
D. Ràng buộc nhau.
- Câu 36 : Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ
A. chính trị.
B. xã hội.
C. kinh tế.
D. đạo đức.
- Câu 37 : Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh T và chị C.
B. Anh T và anh H.
C. Anh H, chị C và anh T.
D. Anh H và chị C.
- Câu 38 : Anh A là công chức nhà nước nhưng vì đam mê và muốn có thêm thu nhập nên đã mở một xưởng cơ khí cho gia đình. Do không có thời gian nên anh đã thuê các anh B, C, D, G. Vì B là anh em họ với A nên chỉ giám sát và quản lí công việc. Còn các anh C, D, G trực tiếp thực hiện công việc. Những ai dưới đây đã tiêu hao sức lao động trong hiện thực?
A. Anh B, C, D và G.
B. Anh A, C, D và G.
C. Anh A, B, C, D và G.
D. Anh C, D và G.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại