Bài tập Vật Lí 10: Cân bằng của vật rắn dưới tác d...
- Câu 1 : Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Xét các trường hợp cân bằng của vật treo ở đầu dây và vật rắn trên giá đỡ nằm ngang.
- Câu 2 : Trọng tâm của vật rắn là gì? Nêu cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng.
- Câu 3 : Trọng tâm của vật rắn có thể nằm ngoài phần vật chất của vật được không? Nếu được hãy giải thích trường hợp trọng tâm của một chiếc vòng nhẫn hình vành tròn, phân bố đều khối lượng?
- Câu 4 : Mặt chân đế là gì? Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.
- Câu 5 : Nêu các dạng cân bằng của vật rắn. Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Câu 6 : Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song. Có gì khác nhau giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song?
- Câu 7 : Một chiếc đen có khối lượng 14kg được treo vào tường nhờ một dây xích AB. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống, một đầu tì vào tường còn đầu kia tì vào điểm B của dây sao cho dây hợp với tường một góc 60°. Tính lực căng của dây và phản lực của thanh. Lấy g = 10m/s2
- Câu 8 : Một vật có khối lượng m = 3,6kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính như hình 62. Biết lực căng dây là 18N. Tính góc nghiêng α và phản lực của mặt nghiêng tác dụng lên vật. Lấy g = 10m/s2, ma sát là không đáng kể.
- Câu 9 : Một giá treo được bố trí như hình 63: Thanh nhẹ AB tựa vài tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m. Biết góc α = 45°, độ lớn của phản lực do tường tác dụng lên thanh là 24N. Tìm khối lượng m và sức căng T của dây. Lấy g = 10m/s2
- Câu 10 : Một quả cầu có trọng lượng 48N được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu.
- Câu 11 : Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45°. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 1,2kg như hình 64.
- Câu 12 : Một ngọn đèn có khối lượng 1,4kg được treo dưới trên nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 15N.
- Câu 13 : Một vật khối lượng m = 8kg nằm cân bằng trên một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α= 30°. Lấy g = 10m/s2.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do