Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21 Ôn tập chương I
- Câu 1 : Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào được thực hiện theo trình tự hợp lí nào?
A. Chọn vật liệu - Tạo chồi - Sát trùng - Tạo rễ
B. Chọn vật liệu – Tạo chồi - Tạo rễ - Cấy cây trong môi trường thích ứng
C. Chọn vật liệu - Tạo rễ - Tạo chồi - Cấy cây trong môi trường thích ứng
D. Chọn vật liệu - Khử trùng - Tạo chồi - Tạo rễ - Cấy trong môi trường thích ứng
- Câu 2 : Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ được sử dụng bằng cách nào?
A. Bón trực tiếp vào đất
B. Hòa với nước tưới cho cây
C. Tẩm vào hạt giống trước khi gieo
D. Trộn với các loại phân khác
- Câu 3 : Phân hữu cơ có đặc điểm gì?
A. Dễ hòa tan, có nhiều chất dinh dưỡng
B. Khó hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
C. Dễ hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp
D. Khó hòa tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Câu 4 : Sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất giống cây trồng là giống nào?
A. Hạt giống nguyên chủng
B. Hạt giống siêu nguyên chủng
C. Hạt giống xác nhận
D. Tất cả đều sai
- Câu 5 : Bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì?
A. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất, giải phóng Na+ thuận lợi cho rửa mặn
B. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất làm cho cation Na+ kết tủa
C. Tăng độ phì nhiêu của đất
D. Giảm độ chua của đất
- Câu 6 : Biện pháp nào là biện pháp khắc phục hàng đầu đối với đất xói mòn?
A. Bón vôi cải tạo đất
B. Bón phân và làm đất hợp lí
C. Luân canh, xen canh gối vụ
D. Trồng cây phủ xanh đất
- Câu 7 : Phản ứng kiềm trong đất được gây ra bởi thành phần nào?
A. Na2CO3, CaCO3
B. HCl
C. H2SO4
D. Tất cả đều đúng
- Câu 8 : Biện pháp nào chủ yếu để tăng cường hàm lượng keo đất trong đất?
A. Bón phân hữu cơ
B. Bón phân vô cơ
C. Bón phân xanh
D. Cày bừa
- Câu 9 : Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Vùng đồng bằng ven biển
D. Trung du và miền núi, nơi có địa hình dốc
- Câu 10 : Yếu tố nào quyết định phản ứng của dung dịch đất?
A. Nồng độ H+ và OH-
B. Nồng độ bazơ
C. Nồng độ Na+
D. Nồng độ axít
- Câu 11 : Chọn câu đúng khi nói về phản ứng của dung dịch đất?
A. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm
B. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính
C. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua
D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua
- Câu 12 : Nguyên nhân nào hình thành đất phèn?
A. Đất có nhiều muối
B. Đất có nhiều H2SO4
C. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
D. Đất bị ngập úng
- Câu 13 : Nguyên nhân nào gây xói mòn đất?
A. Địa hình dốc
B. Mưa lớn
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
- Câu 14 : Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần tiến hành tiếp biện pháp nào?
A. Bón bổ sung chất hữu cơ
B. Tháo nước rửa mặn
C. Bón nhiều phân đạm và kali
D. Trồng cây chịu mặn
- Câu 15 : Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
- Câu 16 : Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét là bao nhiêu?
A. 60% - 80%
B. 45% - 50%
C. 30% - 40%
D. 50% - 60%
- Câu 17 : Vật liệu để nuôi cấy mô tế bào là vật liệu nào?
A. Củ, quả đã chín
B. Củ, quả còn non
C. Mô phân sinh đỉnh của thân, cành, rễ
D. Đồng ý với cả 3 phương án
- Câu 18 : Chọn phát biểu đúng khi nói về khái niệm keo là đất:
A. Keo đất là những phần tử có kích thước trên 1 micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù
B. Keo đất là những phần tư có kích thước nhỏ dưới 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù
C. Keo đất là những phần từ có kích thước trên 1micromet tan trong nước
D. Keo đất là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1micromet, tan trong nước
- Câu 19 : Tính chất nào sau đây là của đất xám bạc màu?
A. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao, nhiều muối tan
B. Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị khô hạn
C. Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh
D. Tầng đất mặt khô, cứng, nứt nẻ, nhiều chất độc hại
- Câu 20 : Đâu là ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?
A. Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh
B. Cây được tạo ra sạch bệnh
C. Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ
D. Cả A, B, C
- Câu 21 : Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì xuất phát từ?
A. Hạt xác nhận
B. Hạt nguyên chủng
C. Hạt sêu nguyên chủng
D. Vật liệu khởi đầu
- Câu 22 : Trên hạt keo, lớp ion nào tham gia trao đổi ion?
A. Lớp ion quyết định điện
B. Nhân hạt keo
C. Lớp ion quyết bù
D. Lớp ion khuếch tán
- Câu 23 : Biện pháp cơ giới vật lí là:
A. Dùng vợt, dùng tay hay dùng bẫy để bắt sâu hại
B. Phát quang bờ bụi, xây dựng mương máng hợp lí
C. Cày bừa, làm đất, vệ sinh đồng ruộng
D. Luân canh, gieo trồng đúng thời vụ
- Câu 24 : Biện pháp sinh học là:
A. Luân canh, xen canh cây trồng
B. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh
C. Sử dụng sinh vật hoăc sản phẩm của chúng để ngăn chặn dich hại
D. Sử dụng các chế phẩm sinh học để ngăn chặn dịch hại
- Câu 25 : Vệ sinh đồng ruộng nhằm tác dụng gì?
A. Phá hủy nơi ở của các loài thiên địch
B. Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh
C. Tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật có ích
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 1 Bài mở đầu
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 2 Khảo nghiệm giống cây trồng
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 3 Sản xuất giống cây trồng
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 4 Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 9 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 Một số tính chất của đất trồng
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 6 Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 10 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5 Thực hành Xác định sức sống của hạt
- - Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12 Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường