Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 21 Nam châm vĩnh cửu
- Câu 1 : Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
- Câu 2 : Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc-Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
- Câu 3 : Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
- Câu 4 : Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
- Câu 5 : Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
- Câu 6 : Bạn Bình có một thanh nam châm thẳng như trên hình vẽ. Do vô tình thanh nam châm bị gãy ra làm hai nửa bằng nhau. Khi để tự do, hai nửa này có thể chỉ hướng như la bàn không?
A. Không, vì hai nửa này đã mất hết từ tính
B. Không, vì mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ
C. Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ khác tên ở hai đầu
D. Có, vì mỗi nửa là một thanh nam châm có hai cực từ cùng tên ở hai đầu
- Câu 7 : Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
A. La bàn, bóng đèn huỳnh quang
B. Bút thử điện
C. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp
D. Đi – na – mô xe đạp, la bàn
- Câu 8 : Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Bàn là điện
C. Rơ le điện từ
D. La bàn
- Câu 9 : Khi loa điện hoạt động, bộ phận nào trong loa trực tiếp phát ra âm thanh?
A. Màng loa
B. Cuộn dây
C. Nam châm điện
D. Dòng điện
- Câu 10 : Trong bệnh viện, để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn thì bác sĩ sẽ dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây?
A. Dùng kéo
B. Dùng kìm
C. Dùng nam châm
D. Dùng kim khâu
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn