- Kiểm tra học kỳ I
- Câu 1 : Đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống là
A phân tử
B tế bào
C mô
D cơ quan
- Câu 2 : So với tế bào nhân thực, điểm khác biệt trong tế bào chất của tế bào nhân sơ là:
A Được bao bọc bởi lớp màng sinh chất
B Không có hệ thống nội màng, bào quan và khung tế bào.
C Chỉ chứa riboxom và 1 số bào quan có màng bao bọc
D Thực hiện chức năng tổng hợp các loại protein cho tế bào.
- Câu 3 : Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn E.coli được xếp vào
A Giới khởi sinh
B Giới nguyên sinh
C Giới thực vật
D Giới nấm
- Câu 4 : Phân tử ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực khác nhau cơ bản ở đặc điểm
A Sinh vật nhân sơ thường có ADN cấu trúc dạng vòng, sinh vật nhân thực có ADN cấu trúc dạng thẳng
B Sinh vật nhân sơ thường có ADN cấu trúc dạng thẳng, sinh vật nhân thực có ADN cấu trúc dạng vòng
C Sinh vật nhân sơ có ADN cấu trúc dạng vòng và thẳng, sinh vật nhân thực chỉ có ADN cấu trúc dạng vòng
D Sinh vật nhân sơ chỉ có ADN cấu trúc dạng vòng, sinh vật nhân thực chỉ có ADN cấu trúc dạng vòng
- Câu 5 : Trong tế bào, protein được tổng hợp tại
A Lưới nội chất trơn.
B Lưới nội chất hạt.
C Bộ máy gôngi
D Màng sinh chất
- Câu 6 : Tế bào nhân sơ và nhân thực được phân chia chủ yếu dựa trên đặc điểm về
A thành phần cấu tạo tế bào chất
B Cấu tạo nhân
C Cấu trúc ADN
D Cấu trúc màng sinh chất
- Câu 7 : Ở sinh vật quang tự dưỡng có
A nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ
B nguồn năng lượng là chất vô cơ, nguồn cacbon chủ yếu là CO2
C nguồn năng lượng là chất hữu cơ, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ
D nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là CO2
- Câu 8 : Sinh vật hóa tự dưỡng lấy năng lượng từ nguồn nào sau đây?
A Các chất vô cơ
B Các chất hữu cơ
C Ánh sáng
D Cả A và B
- Câu 9 : Thông tin di truyền được lưu trữ, bảo quản và truyền đạt 1 cách chính xác qua các thế hệ là nhờ
A ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với các đơn phân là các nucleotit, làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù.
B Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polinucleotit chạy xong xong và ngược chiều nhau.
C ADN được nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn và được kiểm soát chặt chẽ.
D Được bảo quản trong màng nhân ở sinh vật nhân thực và vùng nhân của sinh vật nhân sơ.
- Câu 10 : Khi gặp nhiệt độ cao, protein bị biến tính vì
A Nhiệt độ cao làm biến đổi các axit amin trong cấu trúc protein
B Nhiệt độ cao phá vỡ các liên kết hidro, làm thay đổi cấu trúc không gian 3 chiều
C Nhiệt độ cao khiến cho protein dễ dàng liên kết với các chất trong môi trường, dẫn tới thay đổi tính chất
D Nhiệt độ cao phá vỡ các liên kết peptit giữa các axit amin, làm thay đổi cấu trúc của protein.
- Câu 11 : Nếu màng tế bào không chứa protein vận chuyển, thì phân tử nào sau đây khó khuếch tán qua màng tế bào nhất?
A Phân tử phân cực, kích thước lớn.
B Phân tử phân cực, kích thước nhỏ
C Phân tử không phân cực, kích thước lớn
D Phân tử không phân cực, kích thước nhỏ
- Câu 12 : Trong quá trình phát triển của mình, ếch trải qua quá trình biến thái hoàn toàn, khi chuyển từ nòng nọng (sống dưới nước) thành ếch con (sống trên bờ) chúng đã cắt bỏ đuôi của mình. Để thực hiện quá trình này, ếch đã sử dụng bào quan:
A Lizoxom
B Bộ máy gôngi
C Ti thể
D Riboxom
- Câu 13 : Cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ mang lại ưu thế gì cho vi khuẩn?
A Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động sống
B Dễ dàng xâm nhập vật chủ
C Kích thước nhỏ giúp khó bị phát hiện và tiêu diệt.
D Tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, giúp vi khuẩn sinh sản nhanh.
- Câu 14 : Ở các loài vi khuẩn gây bệnh thường có lớp vỏ nhầy bên ngoài thành tế bào, chức năng của lớp ỏ nhầy là
A Tăng cường khả năng trao đổi chất của vi khuẩn
B Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt
C Giảm ma sát, giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển
D Giúp vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vật chủ.
- Câu 15 : Phân tử ATP rất dễ nhường năng lượng vì
A có 3 nhóm photphat, liên kết giữa 2 nhóm photpha cuối cùng không bền, dễ bị phá vỡ.
B có cấu tạo từ 3 thành phần bazơ nitơ ađênin, đường ribozo và 3 nhóm photphat
C được tạo ra với số lượng lớn trong ti thể.
D được vận chuyển dễ dàng trong tế bào.
- Câu 16 : Vì sao mỗi loại enzim chỉ có thể tác động tới 1 loại cơ chất hoặc 1 nhóm cơ chất có cấu trúc giống nhau
A vì enzim có tính chuyên hóa
B vì enzim là chất xúc tác sinh học, có khả năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào.
C Vì enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất.
D Vì hoạt động của enzim chịu ảnh hưởng của các nhân tố như nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất,…
- Câu 17 : 5 phân tử đường Glucozơ được phân giải hoàn toàn qua quá trình hô hấp tế bào, số phân tử năng lượng ATP được tạo thành là:
A 180
B 190
C 200
D 210
- Câu 18 : Ta đưa 1 tế bào đang diễn ra quá trình hô hấp từ môi trường bình thường vào môi trường không có oxi. Sản phẩm tạo ra nhiều nhất ngay sau đó là:
A CO2, H2O
B FAD+. NAD+
C FADH2, NADH
D ATP, CO2, H2O
- Câu 19 : Một phân tử ADN có chiều dài 0,51 µm, tổng số nu loại A nhiều hơn số nu loại G 10% tổng số nu của gen, trên một mạch có 300 nu loại A và 250 nu loại G. Số nu mỗi loại trên mạch còn lại là
A A: 350; T: 250; G: 600 ;X: 300
B A: 300; T: 600; G: 250 ;X: 350
C A: 600; T: 300; G: 350 ;X: 250
D A: 900; T: 600; G: 600 ;X: 900
- Câu 20 : Thả 1 lát khoai tây vào dung dịch muối, sau 1 thời gian, quan sát dưới kính hiển vi, hiện tượng xảy ra với tế bào là:
A Kích thước tế bào không đổi
B Kích thước tế bào tăng
C Kích thước tế bào giảm
D Kích thước tế bào ban đầu tăng, sau đó sẽ giảm
- Câu 21 : Trong quá trình miễn dịch ở người, ở giai đoạn đầu, các đại thực bào sẽ ra khỏi mạch máu, di chuyển đến vị trí nhiễm khuẩn, hình thành chân giả, bắt và phân hủy vi khuẩn. Hình thức này được gọi là
A Thẩm thấu
B Thực bào
C Ẩm bảo
D Xuất bào
- Câu 22 : Vì sao trong môi trường sa mạc, quá trình quang hợp diễn ra khó khăn với phần lớn các loài thực vật?
A Vì ánh sáng có cường độ cao, nên sắc tố quang hợp không hấp thụ được năng lượng ánh sáng
B Khí khổng đóng nên quá trình lấy CO2 vào và thải O2 ra khỏi lá gặp nhiều khó khăn.
C Nhiệt độ cao làm biến đổi các sắc tố quang hợp, khiến chúng không thể hấp thụ được năng lượng ánh sáng.
D Vì sa mạc khô cằn, ít chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển.
- Câu 23 : Các phản ứng trong chu trình Canvin không trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng nhưng thường không diễn ra vào ban đêm vì
A nhiệt độ thấp, các phản ứng khó xảy ra
B không bị chiếu sáng, khí khổng mở
C các sản phẩm của phản ứng sáng không được tạo thành.
D hàm lượng CO2 tăng, cản trở các phản ứng xảy ra.
- Câu 24 : Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, nhận định nào sau đây là đúng?
A Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
B Sự thay đổi của kiểu hình sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiểu gen.
C Bố mẹ chỉ truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn.
D Kiểu hình của cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Câu 25 : Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì
A Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
B Thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện,
C Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện,
D Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện.
- Câu 26 : Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là
A mức phản ứng của kiểu gen.
B sự mềm dẻo của kiểu hình,
C sự thích nghi của kiểu gen
D sự điều chỉnh của kiểu hình.
- Câu 27 : Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A 0,1 AA : 0,5Aa : 0,4aa
B 0,3AA : 0,6Aa : 0,1 aa .
C 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa
D 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
- Câu 28 : Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là do
A các giao tử đơn bội (n) kết hợp với các giao tử lưỡng bội (2n) tạo thể đột biến.
B khi tiến hành lai xa, hai giao tử của hai loài kết hợp với nhau tạo ra thể đột biến,
C tất cả các cặp NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n).
D
có một số cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
- Câu 29 : Cho các bước trong qui trình tạo động vật chuyển gen như sau:(I). Thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành hợp tử. (II). cấy phôi vào tử cung của con vật khác.(III). Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử.(IV). Cho hợp tử phát triển thành phôi(V). Lấy trứng ra khỏi con vật.Trình tự đúng của các bước trong quy trình là
A V→I→III→ IV→II.
B II→I→V→IV→III.
C III→IV→II→V→I
D I→II→V→III→IV.
- Câu 30 : Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp bảo vệ vốn gen loài người?(I) Tạo môi trường sạch. (II). Liệu pháp gen. (III). Sàng lọc trước sinh. (IV). Tư vấn di truyền.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 31 : Khi nói về nguyên nhân gây ra đột biến gen, có bao nhiêu tác nhân sau đây là đúng?(1). Tia phóng xạ. (2). Virut viêm gan B. (3). 5 - Brôm Uraxin. (4). sốc nhiệt.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 32 : Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là
A A = 0,2; a = 0,8
B A = 0,8; a = 0,2
C A = 0,3; a = 0,7
D A = 0,4; a = 0,6.
- Câu 33 : Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 48%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) giảm phân cho raloại giao tử Ab với tỉ lệ
A 24%
B 48%
C 12%
D 76%
- Câu 34 : Nguyên nhân gây bệnh phêninkếtô niệu ở người là do
A thường biến.
B đột biến NST
C vi khuẩn.
D đột biến gen.
- Câu 35 : Hiện tượng di truyền liên kết gen có ý nghĩa
A làm tăng tính đa dạng của loài
B hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
C cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa
D giúp thiết lập bản đô di truyền.
- Câu 36 : Ở cà chua, gen A (thân cao) trội hoàn toàn so với gen a (thân thấp). Đem lai cây cà chua thân cao với cây cà chua thân thấp, thu được đời con có tỉ lệ 1 cây thân cao : 1 cây thân thâp. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kiểu gen của cây cà chua đem lai là
A Aa × aa.
B AA × aa
C
Aa × Aa
D
AA × Aa .
- Câu 37 : Cho giao phối hai cá thể (P) có kiểu gen ♂AaBbDd × ♀AabbDd, các cặp gen qui định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, và tính trạng trội lặn hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về kết quả của phép lai trên?(1). Tỉ lệ F1 có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 27/64.(2). F1 có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7/8.(3). Xác suất thu được đời con có kiểu hình giống mẹ là 9/32.(4). Trong số các cây đồng hợp ở F1, cây đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/4.
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 38 : Hội chứng Tơcnơ xuất hiện ở nữ do bị mất một nhiễm sắc thể giới tính X có những biểu hiện như lùn, cổ ngắn, cơ quan sinh đục kém phát triển, thiếu các đặc điểm sinh dục thứ cấp,... Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hội chứng Tơcnơ?
A Nguyên nhân do đột biến lệch bội gây nên.
B Luôn di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính,
C Xuất hiện ở nam và nữ với tần số như nhau.
D Tế bào của người bệnh có 47 chiếc NST.
- Câu 39 : Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây sẽ tạo thành cây con
A có kiểu hình giống các cây bố mẹ nhưng khác về kiểu gen.
B mang kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C có ưu thế lai cao hơn so với thế hệ cây mẹ.
D mang kiểu gen mới chưa từng có ở cây mẹ.
- Câu 40 : Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
B Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C Gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D
Trong hệ gen của người, tất cả các gen gây bệnh ung thư đều là gen trội.
- Câu 41 : Đoạn đầu mạch gốc của một gen có trình tự nuclêôtit: 3’...TAXTTXGAGXGG...5’. Cho biết đột biến thay thế ở nuclêôtit số 6 thì có thể làm giảm bao nhiêu liên kết hiđrô trong gen đột biến so với gen bình thường?
A 2 hoặc 3
B 0 hoặc 1
C 0 hoặc 3.
D 1 hoặc 2.
- Câu 42 : Ở ruồi giấm, gen qui định màu sắc thân và gen qui định chiều dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Alen A (thân xám) trội hoàn toàn so với alen a (thân đen), alen B (cánh dài) trội hoàn toàn so với alen b (cánh ngắn). Đem lai con cái thân xám, cánh dài dị hợp với con đực thân đen, cánh ngắn. Trong số các cá thể thu được ở F1, ruồi giấm thân xám, cánh dài chiếm tỉ lệ 7,5%. Biết ràng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?(1). Kiểu gen của các con ruồi giấm đem lai là ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}\) ×♂\(\frac{{ab}}{{ab}}\)(2). Hoán vị gen đã xảy ra ở ruồi giấm cái với tần số 30%.(3). Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh ngắn thu được ở F1 là 3/40.(4). Đem lai phân tích ruồi đực thân xám, cánh dài F1 thì đời con thu được 4 loại kiểu hình.
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 43 : Ở ruồi giấm, gen A (mắt đỏ) là trội hoàn toàn so với gen a (mắt trắng), các gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, F1 thu được có tỉ lệ 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu gen của ruồi bố, mẹ (P) là
A XAY,XaX
B XAY, XAXa
C XaY, XAXa.
D XaY,XAXA.
- Câu 44 : Trong phép lai một tính trạng do một gen qui định, nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì kết luận nào sau đây là đúng?
A Gen qui định tính trạng nằm trong nhân tế bào.
B Gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất.
C Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giói tính.
D
Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Câu 45 : Cho các bước làm tiêu bản tạm thời bộ nhiễm sắc thể của tế bào tinh hoàn châu chấu đực như sau:(I). Đưa tinh hoàn của châu chấu lên phiến kính.(II). Dùng ngón tay ấn nhẹ lên bề mặt lá kính phá vỡ tế bào để NST bung ra.(III). Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong 15- 20 phút.(IV). Tách bỏ mỡ xung quanh tinh hoàn.Trình tự đúng của các bước làm tiêu bản là
A I→II→IV→III
B I→II→III→IV
C I→IV→III →II
D I→IV→II →III
- Câu 46 : Trong những thành phần sau, những thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã là(I). ARN. (II). ADN. (III), axit amin. (IV). ribôxôm.
A II, III,IV.
B I, II, IV.
C I, II, III
D I, III, IV.
- Câu 47 : Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim được sử dụng để nối các đoạn Okazaki là
A enzim tháo xoắn
B enzim ADN polimeraza.
C enzim amylaza.
D enzim ADN ligaza
- Câu 48 : Khi nói về mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đúng?(1). Tính thoái hóa. (2). Tính đặc hiệu. (3). Tính phổ biến. (4). Tính đối xứng.
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 49 : Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây xảy ra trong nhân tế bào?(I). Tự nhân đôi ADN. (II). Dịch mã. (III). Phiên mã. (IV). Hoạt hóa axit amin.
A I,III
B II, III.
C II, IV.
D I,II
- Câu 50 : Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống gồm :(I). Biến dị tổ hợp. (II). Đột biến gen. (III). ADN tái tổ hợp. (IV). Thường biến.
A I, III, IV.
B I, II, III.
C II, III, IV
D I, II,III, IV.
- Câu 51 : Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1). Các cá thể con có ưu thế lai cao sẽ được sử dụng làm giống.(2). Cá thể con có ưu thế lai thường mang kiểu gen dị hợp về các cặp gen.(3). Để tạo ưu thế lai người ta cho lai các dòng bố mẹ thuần chủng khác nhau.(4). Các cá thể con có ưu thế lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 52 : Cừu Đôly là động vật có vú đầu tiên được tạo ra bởi Winmut và các cộng sự bằng kĩ thuật
A chuyển gen.
B cấy truyền phôi,
C nhân bản vô tính.
D gây đột biến nhân tạo.
- Câu 53 : Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ
A ADN và prôtêin histon.
B lipit và pôlisaccarit.
C ARN và prôtêin histon
D ARN và pôlipeptit.
- Câu 54 : Các enzim được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp là enzim
A amilaza và ADN pôlimeraza.
B ARN pôlimeraza và ADN pôlimeraza .
C amilaza và ARN pôlimeraza.
D Restrictaza và ligaza .
- Câu 55 : Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hóa từ chất A thành chất C trong tế bào của một loài sinh vật. Cho biết không xảy đột biến và các alen lặn (a,b) không tạo ra enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây tổng hợp được chất C?
A Aabb
B aabb.
C AaBb.
D aaBb
- Câu 56 : Cho giao phấn giữa hai dòng cây thuần chủng có hoa màu trắng với nhau, thu được F1 đều cóhoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng.Biết không xảy ra đột biến. Có thể kết luận tính trạng màu sác hoa được qui định bởi
A hai cặp gen phân li độc lập và tương tác theo kiểu bổ sung.
B hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn,
C một cặp gen di truyền liên kết với giới tính.
D một cặp gen di truyền theo qui luật phân li.
- Câu 57 : Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABCD*EFGH bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABCBCD*EFGH. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A mất đoạn
B lặp đoạn
C chuyển đoạn.
D đảo đoạn.
- Câu 58 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A 16 loại.
B 2 loại.
C 4 loại.
D 8 loại.
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin