ôn tập lý thuyết về axit cacboxylic
- Câu 1 : Công thức tổng quát của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở có thể viết là
A CxH2x+1COOH, x ≥ 0.
B CnH2nO2, n ≥ 1.
C CnH2nO2n, n ≥ 1.
D A, B đều đúng.
- Câu 2 : CTTQ của axit cacboxylic là:
A R(COOH)z
B CnH2n+2-2a –z (COOH)z
C CxHy(COOH)z
D A, B, C đều đúng
- Câu 3 : C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân, biết chúng làm quỳ tím hoá đỏ?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \({C_2}{H_6}\xrightarrow[{a/s}]{{B{r_2},1:1}}A\xrightarrow{{O{H^ - }/{H_2}O}}B\xrightarrow{{Cu,{O_2}}}C\xrightarrow{{{O_2},M{n^{2 + }}}}D\). Công thức của D là
A CH3CH2OH.
B CH3CHO.
C CH3COCH3.
D CH3COOH.
- Câu 5 : So sánh tính axit của các chất sau đây:Cl-CH2-CH2COOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), CH3-CHCl-COOH (4)
A (3) > (2) > (1) > (4)
B (4) > (2) > (1) > (3)
C (4) > (1) > (3) > (2)
D (2) > (4) > (1) > (3)
- Câu 6 : Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH; C2H5OH; CO2 và C6H5OH là
A C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH.
B CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH.
C C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.
D C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < CO2.
- Câu 7 : Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là
A H2O, C2H5OH, CH3CHO
B H2O, CH3CHO, C2H5OH
C CH3CHO, H2O, C2H5OH
D CH3CHO, C2H5OH , H2O
- Câu 8 : So sánh nhiệt độ sôi của các chất:Rượu eytlic (1); etylclorua (2); đietylete (3); axit axetic (4)
A (1) > (2) > (3) > (4)
B (3) > (2) > (1) > (4)
C (4) > (1) > (3) > (2)
D (2) > (1) > (3) > (4)
- Câu 9 : Cho các phát biểu sau:(1) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội.(2) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím.(3) Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng.(4) Phản ứng của axit axetic và etanol là phản ứng trung hòa.(5) Axit fomic có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 khi đun nóng.Số phát biểu không đúng là
A 1.
B 3.
C 2.
D 4.
- Câu 10 : Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết π trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:
A CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0).
B CnH2n+1COOH (n ≥ 0).
C CnH2n-1COOH (n ≥ 2).
D CnH2n-2 (COOH)2 (n ≥ 2).
- Câu 11 : X là axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy hết 1 mol X cần 3,5 mol O2 (đktc). X là:
A Axít axetic
B Axít fomic
C Axit acrylic
D Axit propionic
- Câu 12 : Để trung hoà dung dịch chứa 3,12 gam một axit no có phân tử khối nhỏ hơn 200 đvC cần 400 ml dung dịch NaOH 0,15M. Axit là
A C2H5COOH
B HOOC-COOH
C HOOC-CH2-COOH
D HCOOH
- Câu 13 : Để trung hoà 8,3 gam hỗn hợp 2 axit đơn chức X, Y (MX < MY) cần dùng 150 gam dung dịch NaOH 4%. Mặt khác, khi 8,3 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Ag2O trong NH3 dư sinh ra 21,6 gam Ag kết tủa. Tìm CTPT của 2 axit ?
A HCOOH, CH3COOH
B HCOOH, C2H5COOH
C HOOC-COOH, C2H5COOH
D HCOOH, CH2=CH–COOCH3
- Câu 14 : Trung hoà 200 gam dung dịch axit X nồng độ 1,56% cần 150 ml dung dịch NaOH 0,4M. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X đối với không khí nhỏ hơn 5.
A HOOC-COOH
B HOOC-CH2-COOH
C CH3COOH
D C2H5COOH
- Câu 15 : Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam Y được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam nước. Biết 0,6 gam Y tác dụng với Na dư tạo ra 112 ml khí H2 (đktc) và 0,6 gam Y tác dụng vừa đủ với 224 ml khí H2 (đktc) khi có Ni đun nóng. CTCT của Y là:
A CH3COOH
B HO-CH2-CHO
C CH3-CO-CHO
D CH3COOCH3
- Câu 16 : Các sản phẩm đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxylic X được dẫn lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng NaOH đặc. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 1,8 gam, khối lượng bình 2 tăng 4,4 gam. Nếu cho bay hơi 1 gam X, thì được 373,4 ml hơi (đktc). CTCT của X là:
A HCOOH
B CH2=CH-COOH
C CH3COOH
D C2H5COOH
- Câu 17 : X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị gần nhất của m là
A 7,3.
B 4,5.
C 6,1.
D 8,9.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ