Đề tham khảo thi HK2 môn Sinh lớp 10 năm học 2018-...
- Câu 1 : Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây ?
A. Ti thể
B. Bộ máy Gôngi
C. Không bào
D. Ribôxôm
- Câu 2 : Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là :
A. Ôxi, nước và năng lượng
B. Nước, đường và năng lượng
C. Nước, khí cacbônic và đường
D. Khí cacbônic, nước và năng lượng
- Câu 3 : Cho một phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6+6O2 6CO2+6H2O+ năng lượng Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hòan toàn của 1 phân tử chất
A. Disaccarit
B. Glucôzơ
C. Prôtêin
D. Pôlisaccarit
- Câu 4 : Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP
B. ADP
C. NADH
D. FADHz
- Câu 5 : Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là :
A. Hoá tổng hợp
B. Quang tổng hợp
C. Hoá phân li
D. Quang phân li
- Câu 6 : Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh
B. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo
C. Nấm
D. Động vật
- Câu 7 : Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp
A. Khí ôxi và đường
B. Đường và nước
C. Đường và khí cabônic
D. Khí cabônic và nước
- Câu 8 : Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2
- Câu 9 : Hiện tượng hoá tổng hợp được tìm thấy ở :
A. Thực vật bậc thấp
B. Thực vật bậc cao
C. Một số vi khuẩn
D. Động vật
- Câu 10 : Giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là :
A. Đều sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng
B. Đều sử dụng nguồn năng lượng hoá học
C. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2
D. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu
- Câu 11 : Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng :
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
- Câu 12 : Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của :
A. Kì cuối
B. Kỳ giữa
C. Kỳ đầu
D. Kỳ trung gian
- Câu 13 : Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm :
A. 1 pha
B. 2 pha
C. 3 pha
D. 4 pha
- Câu 14 : Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là :
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan
B. Trung thể tự nhân đôi
C. ADN tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
- Câu 15 : Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục chín
C. Giao tử
D. Tế bào xô ma
- Câu 16 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là :
A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có 2 lần phân bào
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
- Câu 17 : Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 18 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
B. Có một lần phân bào
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma
D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
- Câu 19 : Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 20 : Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục
B. Nấm và tất cả vi khuẩn
C. Vi khuẩn lưu huỳnh
D. Cả a,b,c đều đúng
- Câu 21 : Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hoá tự dưỡng
B. Hoá dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng
- Câu 22 : Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ
B. CO2 và ánh sáng
C. Chất vôcơ và CO2
D. Ánh sáng và chát vô cơ
- Câu 23 : Quang dị dưỡng có ở :
A. Vi khuẩn màu tía
B. Vi khuẩn lưu huỳnh
C. Vi khuẩn sắt
D. Vi khuẩn nitrat hoá
- Câu 24 : Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơlà :
A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Xạ khuẩn
D. Nấm sợi
- Câu 25 : Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây ?
A. Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ
B. Chuyển hoá rượu thành axit axêtic
C. Chuyển hoá glucôzơ thành rượu
D. Chuyển hoá glucôzơ thành axit axêtic
- Câu 26 : Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi
A. Nấm men
B. Nấm sợi
C. Vi khuẩn
D. Vi tảo
- Câu 27 : Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
A. Axit glutamic
B. Sữa chua
C. Pôlisaccarit
D. Đisaccarit
- Câu 28 : Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :
A. Phân đôi
B. Nảy chồi
C. Tiếp hợp
D. Hữu tính
- Câu 29 : Hình thức sinh sản của xạ khuẩn là :
A. Bằng bào tử hữu tính
B. Bằng bào tử vô tính
C. Đứt đoạn
D. Tiếp hợp
- Câu 30 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là :
A. Có sự hình thành thoi phân bào
B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân
C. Phổ biến theo lối nguyên phân
D. Không có sự hình thành thoi phân bào
- Câu 31 : Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thứuc sinh sản đơn giản nhất là :
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Phân đôi
D. Nảy chồi
- Câu 32 : Sinh sản theo lối nẩy chồi xảy ra ở vi sinh vật nào sau đây ?
A. Nấm men
B. Xạ khuẩn
C. Trực khuẩn
D. Tảo lục
- Câu 33 : Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là :
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi
D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi
- Câu 34 : Sơ đồ nào sau đây là đúng với quy trình sản xuất inteferon?(1) Gắn IFN vào ADN phago tạo ra phago tái tổ hợp
A. 4 → 1 → 2 → 3
B. 3 → 2 → 4 → 1
C. 4 → 2 → 3 → 1
D. 3 → 4 → 2 → 1
- Câu 35 : Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?
A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
- Câu 36 : Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?
A. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào
C. Qua dung hợp tế bào
D. Cả A, B và C
- Câu 37 : Điều nào sau đây không đúng với inteferon?
A. có phân tử lượng lớn
B. có đơn phân là axit amin
C. có khả năng chống virut
D. có đơn phân là axit nucleic
- Câu 38 : Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm là
A. viêm gan A
B. bạch tạng
C. cúm
D. lao
- Câu 39 : Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là
A. muỗi r
B. ruồi
C. chuột
D. chim di cư
- Câu 40 : HIV có thể tấn công tế bào
A. thần kinh
B. niêm mạc ruột
C. limpho T4
D. xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin