Trắc nghiệm Công Dân 10 Bài 16 (có đáp án): Tự hoà...
- Câu 1 : Câu nào dưới đây không nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Học thầy không tày học bạn.
D. Học đi đôi với hành.
- Câu 2 : Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân?
A. Hiểu rõ bản thân.
B. Biết mọi điều.
C. Tiến tới thành công.
D. Tự tin hơn.
- Câu 3 : Biểu hiện nào dưới đây là tự hoàn thiện bản thân?
A. Học nấu ăn.
B. Học hút thuốc lá.
C. Tham gia đua xe.
D. Không làm bài tập về nhà.
- Câu 4 : Việc làm nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Mở rộng sản xuất, kinh doanh.
B. Khắc phục tật nói ngọng.
C. Chăm chỉ học tiếng Anh.
D. Luyện viết chữ đẹp.
- Câu 5 : Ý kiến nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức bản thân?
A. Hiểu đúng bản thân mới có lựa chọn chính xác.
B. Tự đánh giá quá cao sẽ mắc sai lầm.
C. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ.
D. Bản thân không cần phải tự đánh giá.
- Câu 6 : Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?
A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Ăn cây táo, rào cây sung.
D. Nhìn mặt bắt hình dong.
- Câu 7 : Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Cần có sự giúp đỡ của người thân.
B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
C. Việc nhận thức đúng bản thân không dễ dàng.
D. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.
- Câu 8 : biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là
A. Thông minh.
B. Tự nhận thức về bản thân.
C. Có kĩ năng sống.
D. Tự trọng.
- Câu 9 : Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một
A. Điều tất yếu của con người.
B. Giá trị sống cơ bản.
C. Kĩ năng sống cơ bản.
D. Năng lực của cá nhân.
- Câu 10 : Tự nhận thức bản thân là kĩ năng
A. Hình thành thông qua rèn luyện.
B. Tự nhiên, vốn có của mỗi người.
C. Không ai muốn có.
D. Chỉ người thông minh mới có.
- Câu 11 : Người biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn là người biết
A. Tự giác, sáng tạo.
B. Năng động, sáng tạo.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự giác lao động.
- Câu 12 : Đối với thanh niên trong xã hội hiện đại, tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất
A. Vô cùng quan trọng.
B. Không thật sự cần thiết.
C. Chỉ những người giỏi mới có.
D. Của những thiên tài.
- Câu 13 : Những ai cần phải tự hoàn thiện bản thân?
A. Người giàu.
B. Người nghèo.
C. Tất cả mọi người.
D. Những người nổi tiếng.
- Câu 14 : Trong xã hội hiện đại, người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên
A. Hòa nhập với cộng đồng.
B. Vui vẻ và hạnh phúc.
C. Buồn chán và cô đơn.
D. Lạc hậu và tự đào thải.
- Câu 15 : Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các
A. Tôn giáo chính thống.
B. Giá trị đạo đức xã hội.
C. Phong tục tập quán tốt đẹp.
D. Mong muốn của bản thân.
- Câu 16 : Hành động nào sau đây không thể hiện công dân biết tự hoàn thiện bản thân?
A. Nhận thức đúng về bản thân.
B. Kiên quyết làm theo những gì mình muốn.
C. Lập kế hoạch rèn luyện bản thân.
D. Quyết tâm thực hiện kế hoạch của bản thân.
- Câu 17 : Câu tục ngữ nào sau đây khuyên mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Ngồi dung ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Câu 18 : Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là
A. Vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
B. Bỏ qua những điểm yếu của bản thân.
C. Chỉ nhìn vào điểm mạnh của bản thân.
D. Ngừng học tập, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân.
- Câu 19 : Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện biết tự hoàn thiện bản thân?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
C. Năng nhặt chặt bị.
D. Có chí thì nên.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội