Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Hidrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là?
A. 3-metylbutan-1-ol
B. 2-metylbutan-2-ol
C. 2-metylbutan-1-ol
D. 3-metylbutan-2-ol
- Câu 2 : Khi thực hiện phản ứng vôi tôi xút với RCOONa người ta thu được butan. R là
A. C4H9
B. C3H7
C. C3H8
D. C4H8
- Câu 3 : Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerol và ancol đơn chức X và Na dư thu được 4,48 lít H2(đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng do glixerol sinh ra. X có công thức là
A. C2H5OH
B. C3H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
- Câu 4 : Tìm chất có phần trăm khối lượng C là 85,71%
A. C2H6
B. C3H6
C. C4H6
D. CH4
- Câu 5 : Trong phân tử etilen có số nguyên tử H bằng
A. 8
B. 6
C. 2
D. 4
- Câu 6 : Chất có CTCT sau: CH3-CH(CH3)CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi là:
A. 2,2,3 – trimetylbutan
B. 2,2 – dimetylpentan
C. 2,3 – dimetylpentan
D. 2,2,3 – trimetylpetan
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no có một liên kết đôi, mạch hở thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Gía trị của m là
A. 2,34
B. 2,7
C. 5,4
D. 8,4
- Câu 8 : Một ankin chứa 15 nguyên tử C. Công thức của ankin đó là
A. C15H32
B. C15H30
C. C15H28
D. C15H24
- Câu 9 : Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là
A. C3H8 và C4H10
B. CH4 và C2H6
C. C2H6 và C3H8
D. C4H10 và C5H12
- Câu 10 : Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2CO3
B. Br2
C. Cu(OH)2
D. MgCl2
- Câu 11 : Cho các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-diol, pentan-1,3-diol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
- Câu 12 : Chất nào sau đây là ancol bậc 2
A. (CH3)3COH
B. HOCH2CH2OH
C. (CH3)2CHCH2OH
D. (CH3)2CHOH
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol 1 ancol không no có một liên kết đôi mạch hở thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Gía trị của m là
A. 5,4
B. 8,4
C. 2,7
D. 2,34
- Câu 14 : Tên gọi khác của ankan là?
A. Olefin
B. Arren
C. Di olefin
D. Parafin
- Câu 15 : Có bao nhiêu đồng phân ankan có CTPT là C4H10
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
- Câu 16 : Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:
A. 4,48 lít
B. 2,8 lít
C. 5,6 lít
D. 3,92 lít
- Câu 17 : Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?
A. propan -1-ol
B. propan-2-ol
C. 2-metyl propan-1-ol
D. butan-1-ol
- Câu 18 : Tên đúng của chất CH3-CH2-CH2-CHO là gì?
A. Butanal
B. propan-1-al
C. propanal
D. butan-1-al
- Câu 19 : Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn: CH3CH2CH2OH là
A. propan-2-ol
B. propan-1-ol
C. pentan-1-ol
D. pentan-2-ol
- Câu 20 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Gía trị của m là
A. 2,682 gam
B. 2,235 gam
C. 1,788 gam
D. 2,384 gam
- Câu 21 : Hiđrocacbon thơm A có %C (theo khối lượng) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch brom dư cho sản phẩm có %C (theo khối lượng) là 36,36%. Biết MA < 120. Tên gọi của A là
A. toluen.
B. benzen.
C. stiren.
D. cumen.
- Câu 22 : Cho phản ứng: CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + 2Ag.Vai trò của CH3CHO trong phản ứng trên là:
A. chất oxi hóa.
B. axit.
C. bazơ.
D. chất khử.
- Câu 23 : Đun nóng một ancol X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một anken duy nhất. Trong các công thức sau:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3)
- Câu 24 : Cho 46 gam dung dịch glixerol 80% với một lượng dư Na, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 16,8 lít.
B. 13,44 lít
C. 19,16 lít.
D. 15,68 lít.
- Câu 25 : Phenol không tác dụng với
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch Br2
C. kim loại Na.
D. dung dịch NaOH.
- Câu 26 : Cho a mol một ancol X tác dụng với Na thu được mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là:
A. C3H7OH.
B. C2H5OH
C. C4H9OH.
D. C2H4(OH)2.
- Câu 27 : Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với
A. Na, dung dịch Br2.
B. Na, CH3COOH.
C. Na.
D. Na, NaOH.
- Câu 28 : Hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10. Số đồng phân là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 29 : Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1).
B. CnH2nO (n ≥ 1).
C. CnH2n-2O (n ≥ 3).
D. CnH2n+2O (n ≥ 1).
- Câu 30 : Chất nào sau đây được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT?
A. Benzen
B. Toluen
C. Stiren
D. Xilen
- Câu 31 : Stiren không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch brom.
B. brom khan có xúc tác bột Fe.
C. dung dịch KMnO4.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
- Câu 32 : Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 140oC thu được sản phẩm chính là
A. C2H4.
B. C2H5OSO3H.
C. CH3OCH3.
D. C2H5OC2H5.
- Câu 33 : Cho 0,87 gam một anđehit no, đơn chức X phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong amoniac sinh ra 3,24 gam Ag. CTCT của X là (Ag = 108, C =12, H = 1, O=16)
A. CH3CH2CHO.
B. CH3CHO.
C. HCHO.
D. CH3CH2CH2CHO.
- Câu 34 : Tính chất nào không phải của benzen?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).
B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ).
D. Dung dịch AgNO3/NH3.
- Câu 35 : Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống sau:"Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử ancol tồn tại …"
A. Liên kết cộng hoá trị.
B. Liên kết phối trí.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết ion.
- Câu 36 : Khi đun nóng propan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. Propan.
B. Đipropyl ete.
C. Propen.
D. Etylmetyl ete.
- Câu 37 : Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH, có tên gọi là:
A. 2-metylbutan-4-ol.
B. 4-metylbutan-1-ol.
C. pentan-1-ol.
D. 3-metylbutan-1-ol.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ