Bài tập Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol có giải...
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no cần dùng 3,5 mol O2. Công thức của rượu no là
A. C3H8O3
B. C4H10O2
C. C3H8O2
D. C2H6O2
- Câu 2 : Oxi hóa 6,4g một ancol đơn chức thu được 9,92g hỗn hợp X gồm andehit, axit và H2O, ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 l CO2 (dktc). Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là :
A. 21,60
B. 45,90
C. 56,16
D. 34,50
- Câu 3 : Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. CH2=CHCH2OH.
B. CH3OH.
C. C3H7OH.
D. C6H5CH2OH
- Câu 4 : X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được . Vậy % khối lượng metanol trong X là
A. 25%.
B. 59,5%.
C. 20%.
D. 50,5%.
- Câu 5 : Cho m gam etanol tác dụng hoàn toàn với một lượng Na vừa đủ thu được 0,224 mol H2. Giá trị của m là
A. 0,92.
B. 1,38.
C. 20,608.
D. 0,46.
- Câu 6 : X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công thức là:
A. C4H8(OH)2.
B. C2H4(OH)2.
C. C3H6(OH)2.
D. C3H5(OH)3.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
A. 5,60 gam.
B. 7,85 gam.
C. 6,50 gam.
D. 7,40 gam.
- Câu 8 : Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH, chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn phần 2 thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol ≤ 3. CTPT của 2 ancol là
A. C3H5(OH)3 và C3H6(OH)2.
B. C3H7OH và CH3OH.
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
D. C2H5OH và C3H7OH.
- Câu 9 : Hỗn hợp X gồm 2 ancol no mạch hở Y và Z (có số mol bằng nhau, MY – MZ = 16). Khi đốt cháy một lượng hỗn hợp X thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol 2 : 3. Phần trăm khối lượng của Y trong X là :
A. 57,41%
B. 29,63%
C. 42,59%
D. 34,78%
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng 3: 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử X là
A. C3H8O2
B. C3H4O
C. C3H8O3
D. C3H8O
- Câu 11 : Hỗn hợp gồm C3H6(OH)2, CH3OH; C2H4(OH)2; C3H5(OH)3. Cho 11,36 gam X tác dụng với Na dư thu được 3,584 lít H2 đktc. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,36 gam X thu được V lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Phần trăm khối lượng C3H6(OH)2 trong X là
A. 66,90
B. 40,14
C. 33,45
D. 60,21
- Câu 12 : X là ancol mạch hở, có phân tử khối 60 đvC. Số lượng chất thỏa mãn với X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 13 : Cho hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 5,6 lít khí CO2 ở đktc. Cũng m gam hỗn hợp trên cho tác dụng với K dư thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 5,6
B. 11,2
C. 3,36
D. 2,8
- Câu 14 : Đun nóng m gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí etilen ( đo ở đktc, biết chỉ xảy ra phản ứng tạo etilen). Mặt khác nếu đun m gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1400C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam ete ( biết chỉ xảy ra phản ứng tạo ete), giá trị của a là:
A. 4,6
B. 9,2
C. 7,4
D. 6,4
- Câu 15 : thu được 8,96 lít H2 ( ở đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 26,5 gam hỗn hợp 3 ancol trên cần 27,44 lít O2 (ở đktc). Khối lượng CO2 thu được là
A. 39,6 gam
B. 35,2 gam
C. 41,8 gam
D. 30,8 gam
- Câu 16 : Đun nóng 26,56 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đều no, mạch hở, đơn chức với H2SO4 đặc, ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,24 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Biết trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau. Công thức cấu tạo thu gọn của các ancol là
A. CH3OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
B. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2CH2CH2OH.
C. CH3OH, CH3CH2OH, (CH3)2CHOH.
D. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
- Câu 17 : Hòa tan m gam ancol etylic (D = 0,8 g/ml) vào 108 ml nước (D = 1 g/ml) tạo thành dung dịch X. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 85,12 lít (đktc) khí H2. Biết thể tích của X bằng tổng thể tích của ancol và nước. Dung dịch X có độ ancol bằng
A. 41o.
B. 92o.
C. 46o.
D. 8o
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, HCOOH ( số mol của CH3OH bằng số mol của C3H7OH). Cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít H2 ( đktc). Giá trị của m là
A. 4,6.
B. 9,2.
C. 2,3.
D. 13,8.
- Câu 19 : Cho 5,52 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 7,44 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 60,48.
B. 25,92.
C. 51,84.
D. 21,60.
- Câu 20 : Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với NaOH lại thu được natriphenolat.
B. Phenol tác dụng với NaOH lấy muối tạo ra cho tác dụng với HCl lại thu được phenol.
C. Hiđrat hóa but – 2-en thu được butan – 2- ol tách nước từ butan – 2- ol lại thu được sản phẩm chính là but – 2-en.
D. Tách nước từ butan- 1- ol thu được anken cho anken hợp nước trong môi trường axit lại thu được sản phẩm chính butan – 1- ol.
- Câu 21 : Cho 28,9 gam hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp A là
A. 65,05%.
B. 15,91%.
C. 31,83%.
D. 34,95%.
- Câu 22 : Từ 12 kg gạo nếp chưa 84% tinh bột người ta lên men và chưng cất ở điều kiện thích hợp thu được V lít côn 90o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml, hiệu suất của quá trình thủy phân và phản ứng lên men là 83% và 71%. Giá trị của V là
A. 6,468 lít
B. 6,548 lít
C. 4,586 lít
D. 4,685 lít
- Câu 23 : Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có phần trăm khối lượng cacbon và hiđro tương ứng là 81,08%; 8,10% còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là
A. C3H8O.
B. C6H12O6.
C. C10H12O.
D. C5H6O.
- Câu 24 : Cho hỗn hợp gồm không khí dư và hơi của 24 gam metanl đi qua chất xúc tác Cu nung nóng, sản phẩm thu được có thể tạo 40 ml fomalin 36% có d = 1,1 g/ml. Hiệu suất của quá trình trên là
A. 76,6%.
B. 65,5%
C. 80,4%
D. 70,4%
- Câu 25 : Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất là 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml và nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic trong dung dịch thu được là :
A. 3,76%
B. 2,51%
C. 2,47%
D. 7,99%
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ