Đề KSCL THPT QG môn GDCD lần 1 năm học 2019 - 2020...
- Câu 1 : Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đề xuất người giám hộ bị can.
B. Theo dõi việc khôi phục hiện trường.
C. Công khai danh tính người tố cáo.
D. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự.
- Câu 2 : Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cổ vũ đánh bạc.
B. Lấn chiếm vỉa hè.
C. Sử dụng ma túy.
D. Tự ý nghỉ việc.
- Câu 3 : Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo yêu cầu cả lớp 12A thảo luận về bản chất giai cấp của pháp luật. Mỗi bạn có một ý kiến khác nhau, H cho rằng: “Pháp luật chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền”. V nói: “Pháp luật Việt Nam chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân”. L lên tiếng: “Pháp luật của bất kì nhà nước nào cũng bảo vệ cho lợi ích của nhân dân lao động”. K cũng nêu ý kiến: “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào, tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó”. Những ai dưới đây đã hiểu không đúng về bản chất giai cấp của pháp luật?
A. H, V và K.
B. H và K.
C. H, V và L.
D. L và K.
- Câu 4 : Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xả chất thải gây ô nhiễm môi trường.
B. Chiếm dụng hành lang giao thông.
C. Kinh doanh không đúng giấy phép.
D. Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê.
- Câu 5 : Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 6 : Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hiến máu nhân đạo.
B. Thay đổi quyền nhân thân.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Bảo trợ người khuyết tật.
- Câu 7 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi nào dưới đây?
A. Từ 15 tuổi trở lên.
B. Từ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Câu 8 : Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, hệ thống bình chứa và
A. kiến trúc thượng tầng.
B. nguyên liệu sản xuất
C. đối tượng sản xuất.
D. kết cấu hạ tầng.
- Câu 9 : Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa
A. quy định bắt buộc.
B. chuẩn mực chung.
C. quy định phổ biến.
D. quy phạm pháp luật.
- Câu 10 : Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
- Câu 11 : Qua giới thiệu của anh K, bà T vay được 1 triệu đồng của ông P. Quá hạn trả nợ nhưng bà T chưa thanh toán mà còn tránh mặt anh K và ông P. Vì vậy, ông P mua hàng của chị Q, con gái bà T, nhưng không trả 1 triệu đồng để trừ vào khoản nợ mà bà T đã vay. Bức xúc do không đòi được tiền, chị Q ném chất thải vào nhà ông P. Những ai sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Ông P và chị Q.
B. Bà T, anh K và chị Q.
C. Bà T, chị Q và ông P.
D. Bà T và ông P.
- Câu 12 : Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh K bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Kỉ luật và dân sự.
C. Hình sự và kỉ luật.
D. Hành chính và hình sự.
- Câu 13 : Chị H là nhân viên bán hàng của công ty X nhưng thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng khiến doanh thu của đơn vị bị ảnh hưởng. Chị H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Hành chính.
C. Cải chính.
D. Kỉ luật.
- Câu 14 : Chủ một cửa hàng thiết bị y tế là anh K đã nhờ chị N, chủ một đại lí thuốc tân dược bán giúp một lô thuốc X không rõ nguồn gốc. Vì bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu toàn bộ lô thuốc X nên chị N không thanh toán tiền cho anh K và còn khai báo anh K là chủ nhân cùa lô thuốc đó khiến cho anh K vừa bị mất tiền, vừa bị cán bộ chức năng là ông T xử phạt. Biết sự việc này, chị G đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh K, chị G và ông T.
B. Anh K và chị N.
C. Anh K và chị G.
D. Anh K, chị N và chị G.
- Câu 15 : Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông K được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hành chính và dân sự.
B. Hình sự và kỉ luật.
C. Kỉ luật và dân sự.
D. Hình sự và dân sự.
- Câu 16 : Chủ một nhà hàng là anh S nhận 50 triệu đồng tiền đặt cọc của chị M và thỏa thuận với chị về việc làm cỗ cưới bằng thực phẩm đã được kiểm định. Do sử dụng một nửa số tiền này cá độ bóng đá nên anh S đã dùng thực phẩm không đúng thỏa thuận với chị M để chế biến thức ăn khiến cho khách dự tiệc cưới bị ngộ độc. Anh S đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Kỉ luật và hình sự.
B. Hình sự và dân sự.
C. Hành chính và kỉ luật.
D. Kỉ luật và dân sự.
- Câu 17 : Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn X hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật.
D. Điều chỉnh pháp luật.
- Câu 18 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị
A. tiêu dùng.
B. đặc trưng.
C. sử dụng.
D. hàng hóa.
- Câu 19 : Anh V điều khiển xe ô tô, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm vào xe máy do anh P đang điều khiển khiến anh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Khi xảy ra tai nạn có 4 sinh viên là S, L, K và M đi qua. L đã gọi xe cứu thương giúp anh P, còn S dùng điện thoại quay lại vụ việc và tung lên mạng xã hội. K và M đuổi theo xe và chặn đánh anh V bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh V, L, K và M.
B. Anh V, K và M.
C. Anh V.
D. Anh V, S, K và M.
- Câu 20 : Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. giáo dục pháp luật.
- Câu 21 : Gần đây cảnh sát giao thông huyện X tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Việc làm của cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 22 : Anh U viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống đuối nước cho người dân. Anh U đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 23 : Sau khi bị bạn gái là chị L chia tay và nhiều lần níu kéo không thành, anh K đã rủ bạn thân là anh S đột nhập vào nhà chị L để cướp tài sản. Do lối vào nhà chị L rất kiên cố nên kế hoạch của anh K, anh S không thực hiện được. Ngày hôm sau, anh K tiếp tục rủ anh S đi cùng nhưng anh S nói dối là bị ốm không đi được. Sau đó, anh K rủ một người bạn khác là anh T đi cùng, anh T đồng ý với điều kiện chỉ cướp tài sản chứ không giết người. Khi đột nhập vào được nhà chị L và lấy đi một số tài sản có giá trị thì bị bố mẹ chị L phát hiện, anh K đã ra tay giết chết bố mẹ chị L. Mặc dù anh T can ngăn nhưng anh K vẫn tiếp tục ra tay sát hại chị L và em gái chị L rồi mới tẩu thoát. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh K, anh S và anh T.
B. Anh K, anh S và chị L.
C. Anh K.
D. Anh K và anh T.
- Câu 24 : Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông T, ông Q và chị K.
B. Ông Q và chị K.
C. Ông T, ông Q và chị H.
D. Ông T và ông Q.
- Câu 25 : Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra vụ thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính giáo dục của pháp luật.
D. Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 26 : Cán bộ sở X là anh K điều khiển xe ô tô của cơ quan đi sai làn đường nhưng được cảnh sát giao thông là anh T bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó, xe ô tô do anh K điều khiển đã va chạm với chị V đang lưu thông ngược đường một chiều khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh H tự ý bỏ cuộc họp giao ban tại ủy ban nhân dân xã và đến hiện trường vụ tai nạn rồi đập vỡ gương xe ô tô của anh K. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm kỉ luật và dân sự?
A. Anh H và anh K.
B. Anh T, anh H và chị V.
C. Anh T và anh H.
D. Anh K, anh H và anh T.
- Câu 27 : Hiện nay, tại các thành phố lớn, không ít người đi bộ bất chấp quy tắc giao thông, ngang nhiên đi lên đường cao tốc, băng qua đường, đi xuống lòng đường, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ thực tế trên, pháp luật có quy định tăng mức xử phạt đối với người đi bộ nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Quy định này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất chính trị.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất giai cấp.
D. Bản chất văn hóa.
- Câu 28 : Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?
A. Kích thích tiêu dùng.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Thừa nhận giá trị hàng hóa.
D. Phương tiện cất trữ.
- Câu 29 : Để xử lí người có hành vi xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật thể hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật?
A. Vai trò của pháp luật.
B. Chức năng của pháp luật.
C. Đặc trưng của pháp luật.
D. Bản chất của pháp luật
- Câu 30 : Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn cho vợ chồng anh N. Tòa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 31 : Ông T là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh K là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông T cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại của ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh K đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông P vô tình làm lộ thông tin khiến ông T biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông T liên tục gây khó khăn cho anh K trong công việc. Bức xúc, anh K đã đập vỡ tường nhà ông T. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A. Ông T và chị S.
B. Ông T và ông P.
C. Ông T, chị S và anh K.
D. Ông T, chị S và ông P.
- Câu 32 : Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi nội dung di chúc.
B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.
C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.
D. Ủy quyền giao nhận hàng hóa
- Câu 33 : Qúa trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. thực hiện pháp luật.
B. phổ biến pháp luật.
C. tư vấn pháp luật.
D. giáo dục pháp luật.
- Câu 34 : Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm
A. phải cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật.
B. cần bảo mật lí lịch cá nhân.
C. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. cần chủ động đăng kí nhân khẩu.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại