Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT L...
- Câu 1 : Trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Chính phủ đã cho công bố bản dự thảo Hiến pháp trên báo Cứu quốc ngày 10/11/1945 với lời thông báo: ‘ Muốn cho toàn thể nhân dân Việt Nam dự vào việc lập pháp của Nhà nước nên chính phủ cho công bố bản dự thảo Hiếp pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc, phê bình, góp ý…” Việc làm trên của Chính phủ nhằm mục đích gì?
A. nhân dân góp ý kiến xây dựng Hiến pháp.
B. nhân dân kiểm tra giám sát việc ban hành pháp luật.
C. nhân dân bàn bạc và quyết định những việc gắn liền với quyền và nghĩa vụ.
D. nhân dân biểu quyết vào những vấn đề trọng đại.
- Câu 2 : Theo em việc nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. giáo dục.
D. chính trị.
- Câu 3 : Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách ra vào tấp nập nên chị K và anh M đã dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên Feabook. Anh U chia sẻ bài viết của K cho em F. Việc kinh doanh của chị S bị đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đổi chị S. Trong trường hợp này, hành vi của ai không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh U và em F.
B. Chị S, K và anh M.
C. Chị K và anh M.
D. Anh U và chị K.
- Câu 4 : Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa và là sự thể hiện chung của giá trị là gì?
A. thanh toán.
B. trao đổi.
C. thị trường.
D. tiền tệ.
- Câu 5 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật thể hiện bình đẳng về gì?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Trách nhiệm công dân.
C. Trách nhiệm pháp lý.
D. Quyền và nghĩa vụ.
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh”
B. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.
D. Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
- Câu 7 : Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A. lao động.
B. tuyển dụng.
C. kinh doanh.
D. lựa chọn nghề nghiệp.
- Câu 8 : Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không dẫn đến cạnh tranh?
A. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.
B. sự thay đổi cung-cầu.
C. có điều kiện sản xuất khác nhau.
D. có lợi ích khác nhau.
- Câu 9 : Khả năng công dân thể hiện ý trí nguyện vọng của mình được bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước là quyền gì?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tự do.
D. Quyền tự chủ.
- Câu 10 : Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng đổi mới hệ thống máy móc. Những công ty nào dưới đây đã chú trọng đến căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế?
A. B. Công ty C, D.
B. Công ty C.
C. Công ty A.
D. Công ty D.
- Câu 11 : Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó là gì?
A. cơ cấu kinh tế.
B. phát triển kinh tế.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. tăng trưởng kinh tế.
- Câu 12 : Mỗi ngày 8h chị L may được 8 cái áo, Nhưng nhờ cải tiến kỹ thuật đầu tư máy may hiện đại nên năng suất lao động của chị tăng lên gấp đôi. Kết quả là trong 8h chị may được 16 cái áo (Nếu giá cả của sản phẩm áo của chị không đổi). Như vậy năng xuất lao động tăng lên không chỉ làm cho sản lượng tăng lên mà còn tác động làm cho ......
A. lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận không đổi.
B. lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận tăng lên gấp đôi.
C. lượng giá trị của hàng hóa không đổi và lợi nhuận tăng lên.
D. lượng giá trị của hàng hóa tăng lên và lợi nhuận tăng lên gấp đôi.
- Câu 13 : Hai người là A (21 tuổi) và B (16 tuổi) rủ nhau đi cướp dây chuyền khi bị bắt A và B phải chịu hình thức xử phạt nào?
A. Phạt tù chung thân A còn B cải tạo không giam giữ.
B. Phạt tù cả A và B, bồi thường thiệt hại do hành vi cướp tài sản.
C. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản đã cướp.
D. Phạt tù A, cảnh cáo
- Câu 14 : Chủ tịch HCM từng nói: “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp…. hễ là công dân Việt nam thì đều có 2 quyền đó. Quyền nào được chủ tịch HCM nói trong đó?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền tự do.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền sáng tạo.
- Câu 15 : Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?
A. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng.
B. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ theo nhu cầu.
C. Công dân có quyền học không hạn chế mà không bị ràng buộc bởi quy định gì.
D. Công dân có quyền học không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính….
- Câu 16 : Các cá nhân, tổ chức (chủ thể) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý bằng những hành động tích cực là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 17 : Tại một trường dân tộc nội trú của tỉnh VP. Trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhà trường luôn khuyến khích học sinh đăng kí những tiết mục có nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa của dân tộc mình và mặc những trang phục của dân tộc mình. Theo em nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của việc làm này?
A. Giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
B. Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam.
C. Tôn trọng những nét khác biệt về văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em.
D. Tạo ra sự đa dạng và phong phú trong hoạt động văn nghệ của nhà trường.
- Câu 18 : Vừa đi học về tới nhà, Tú thấy mẹ ngồi ngoài vườn, vẻ mặt buồn.Tú: Mẹ làm sao vậy?
A. Vì cung lớn hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị.
B. Vì cung lớn hơn cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị.
C. Vì cung nhỏ hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị.
D. Vì cung bằng cầu, giá cả bằng giá trị.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại