Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT T...
- Câu 1 : Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để trả nợ, nộp thuế thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin.
B. Cung cấp dịch vụ.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 2 : Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xây dựng một đoạn đường liên thông trong xã, trong đó nhân dân có đóng góp một phần kinh phí. Đó là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do dân chủ
B. Quyền tham gia xây dựng quê hương
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền tự do ngôn luận
- Câu 3 : V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Q và N.
B. V và M.
C. M và N.
D. V và Q.
- Câu 4 : Trong quyền bầu cử, những người già yếu, tàn tật không đến nơi bầu cử được thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri thực hiện quyền bầu cử. Việc làm này thể hiện nguyên tắc gì?
A. bỏ phiếu kín.
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.
D. phổ thông.
- Câu 5 : Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây có quyền bầu cử?
A. Đủ 19 tuổi
B. Đủ 20 tuổi
C. Đủ 21 tuổi
D. Đủ 18 tuổi
- Câu 6 : Sau khi được chuyển quyền sử dụng khu đất thổ cư ở Thị xã, ông A tự ý mua vật liệu, thuê thợ đến xây dựng ngôi nhà hai tầng, không xin phép xây dựng. Việc làm của ông A là vi phạm pháp luật?
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. đất đai.
D. dân sự.
- Câu 7 : H và T phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, H và T cần làm gì để thực hiện quyền nào dưới dây của công dân?
A. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền khiếu nại của công dân
B. Báo ngay cho các chú công an, thực hiện quyền tố cáo của công dân
C. Báo ngay cho Tòa án, thực hiện quyền tố cáo của công dân
D. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiền quyền tố cáo của công dân
- Câu 8 : Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi thêm các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh Đ, P và Q.
B. Anh em Đ và T.
C. Anh Đ và Q.
D. Anh Q, Đ và S.
- Câu 9 : Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm kỷ luật.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm dân sự.
- Câu 10 : Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào?
A. trách nhiệm pháp lí
B. trách nhiệm pháp luật.
C. trách nhiệm dân sự.
D. trách nhiệm hành chính.
- Câu 11 : Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt. Trong trường hợp này, A đã ..........
A. thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
B. chịu trách nhiệm pháp lý vi phạm hình sự của mình.
C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật.
D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.
- Câu 12 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong .......
A. gia đình.
B. tập thể.
C. dòng tộc.
D. cộng đồng.
- Câu 13 : Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tức bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc và lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy nhưng không lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang choáng đã ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. Vậy T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. Bảo đảm an toàn về thư tín.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
- Câu 14 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào ............
A. nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người.
B. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
C. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.
D. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước.
- Câu 15 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với .......
A. chiến lược và kế hoạch phát triển.
B. nhu cầu và mục tiêu cá biệt.
C. giá cả và thu nhập xác định.
D. sở thích và khả năng lao động.
- Câu 16 : Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G, mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh D, chị M.
B. Bà T, chị M.
C. Bà T, chị G, chị M.
D. Chị G, anh D, em C.
- Câu 17 : Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây cá độ bóng đá và cho vay nặng lãi, trên mạng với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 18 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng ...........
A. mua – bán trên thị trường.
B. ngoài quá trình lưu thông.
C. thuộc nền sản xuất tự nhiên.
D. đáp ứng nhu cầu tự cấp.
- Câu 19 : Anh B 32 tuổi, làm cán bộ ở UBND Huyện X, trong thời gian nghỉ buổi trưa đã uống rượu ở nhà bạn, trên đường đến cơ quan đã lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã tông vào anh P lái xe máy đi cùng chiều khiến anh P tử vong, xe máy bị hỏng nặng. Vậy anh A đã vi phạm những loại pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính, hình sự, dân sự.
B. Vi phạm dân sự, hành chính.
C. Vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật.
D. Vi phạm hình sự, kỷ luật, hành chính.
- Câu 20 : Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L (13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke X. Vì có ngoại hình xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chủ quán X và H.
B. Chủ quán X và bố L.
C. H và bố L.
D. Bạn L và D.
- Câu 21 : Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.
- Câu 22 : Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào sau đây?
A. người đó chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng.
B. người đó đang thực hiện hành vi phạm tội.
C. chỗ ở của người đó có dấu hiệu của tội phạm.
D. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Câu 23 : Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào đâu?
A. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Câu 24 : Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội. Là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Dân chủ của công dân.
B. Lao động.
C. Bình đẳng của công dân.
D. Tự do ngôn luận.
- Câu 25 : Bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh.
D. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
- Câu 26 : Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo cơ chế?
A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
B. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
C. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
D. dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.
- Câu 27 : Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra, vì bà cho rằng nhà của bà thì bà có quyền vào bất cứ khi nào. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị D khi chị D không có nhà hay không? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà
B. Bà B có thể vào rồi sau đó nói với chị D
C. Bà B có thể vào mà không cần nói với chị D
D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác
- Câu 28 : Ông D lấn chiếm 1 héc - ta đất thuộc khu rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng cây lương thực. Hành vi của ông D là trái pháp luật về?
A. Bảo vệ tài nguyên rừng
B. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
C. Bảo vệ và phát triển rừng
D. Bảo vệ nguồn lợi rừng
- Câu 29 : Pháp luật về sự phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế quy định, công dân khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Đồng loạt mở rộng quy mô doanh nghiệp.
B. Tự chủ phân phối mọi mặt hàng.
C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D. Trực tiếp tham gia quản lí thị trường.
- Câu 30 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Thi hành pháp luật là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật ...........
A. cho phép được làm.
B. quy định nên làm.
C. quy định phải làm.
D. quy định không cấm.
- Câu 31 : N tham gia cuộc thi thiết kế thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh K sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của N nên đã lén chụp lại và gửi cho P. P đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kế thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị họ của N và P.
B. N, T và công ty X.
C. Chị họ N và T.
D. Công ty X, P, T.
- Câu 32 : Công ty A sản xuất thức ăn gia súc bị Công ty B làm giả hàng của công ty A nên gây thiệt hại lớn về doanh thu của Công ty A. Trên cơ sở pháp luật, Công ty A đã khởi kiện Công ty B về hành vi này. Trường hợp này cho thấy pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân
B. Bảo vệ uy tín công dân
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
D. Bảo vệ danh dự cho công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại