Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD Sở GD&ĐT Vĩnh...
- Câu 1 : Khi người sản xuất phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là biểu hiện tác động nào của quy luật giá trị?
A. Phân phối lại sản phẩm.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Phân hóa người sản xuất.
- Câu 2 : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 3 : Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thuộc khái niệm nào dưới đây?
A. Hợp đồng lao động.
B. Quyền lao động.
C. Nguyên tắc lao động.
D. Quan hệ lao động.
- Câu 4 : Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế tư bản nhà nước.
- Câu 5 : Việc cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người vi phạm giao thông là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính chủ động tham gia quản lí nhà nước.
- Câu 6 : Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động tôn giáo?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Hát thánh ca tại nhà thờ.
C. Đi lễ chùa ngày rằm.
D. Tổ chức ngày Lễ Phật đản.
- Câu 7 : Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất là
A. đối tượng lao động.
B. cách thức lao động.
C. sức lao động.
D. lao động.
- Câu 8 : Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp
A. bán lẻ.
B. cơ khí.
C. tiện ích.
D. năng lượng.
- Câu 9 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong
A. tập thể.
B. dòng tộc.
C. cộng đồng.
D. gia đình.
- Câu 10 : Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
A. tiêu dùng, tích lũy hàng hóa .
B. sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
C. tiêu dùng và triệt tiêu hàng hóa.
D. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
- Câu 11 : Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và
A. khả năng chi phí xác định.
B. quá trình sản xuất xác định.
C. thu nhập xác định.
D. nhu cầu sản xuất.
- Câu 12 : Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất
A. chế độ.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. xã hội
- Câu 13 : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng
A. ý chí nhà nước.
B. quyền lực nhà nước.
C. quyền lợi nhà nước.
D. trách nhiệm nhà nước.
- Câu 14 : Trường hợp nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?
A. Công dân tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội.
B. Người kinh doanh nộp thuế theo quy định pháp luật.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm pháp luật.
D. Người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật.
- Câu 15 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các
A. quy tắc quản lí nhà nước.
B. quy tắc quản lí xã hội.
C. quan hệ tài sản.
D. quan hệ lao động công vụ.
- Câu 16 : Thành phần nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
D. Hệ thống bình chứa.
- Câu 17 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời
A. bổn phận công dân.
B. nghĩa vụ công dân.
C. lợi ích của công dân.
D. nhiệm vụ của công dân.
- Câu 18 : Chị L ép buộc chồng mình là anh X không được theo Đạo Thiên chúa. Chị L vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. hỗ trợ.
B. tài sản.
C. việc làm.
D. nhân thân.
- Câu 19 : Anh D học xong lớp 12 (19 tuổi), đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng nông sản. Nhưng bị ông T trưởng phòng đăng kí kinh doanh không xét hồ sơ, vì sợ anh D sẽ cạnh tranh với con trai của mình là anh G cũng đang kinh doanh mặt hàng nông sản. Thấy con trai mình không được ông T xét hồ sơ kinh doanh, ông P là bố anh D đã tung tin anh G bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để trả thù ông T, anh D cũng tung tin anh G bị nhiễm HIV làm mọi người xa lánh anh G. Vì thế, anh G suy nghĩ nhiều nên sức khỏe bị giảm sút, phải đi điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông T và ông P.
B. Ông T, anh G và ông P.
C. Ông T và anh G.
D. Ông T, anh D và ông P.
- Câu 20 : Ông D là chủ cửa hàng kinh doanh điện tử. Ông đã chủ động nộp thuế theo quy định pháp luật. Hành động của ông D thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 21 : Anh L đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên cảnh sát giao thông huyện X ra quyết định xử phạt hành chính. Cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuyên truyền pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 22 : Thấy bạn mình là Q đã bỏ học từ năm lớp 7, đi làm cho các quán ăn ở Hà Nội có thu nhập cao. Bởi vậy, K đang học lớp 8 (14 tuổi) đã chủ động nghỉ học để đi làm. Bố mẹ K đã khuyên con mình không nên đi làm ở Hà Nội vì ở địa phương cũng đang có rất nhiều công ti tìm công nhân làm thời vụ. Nghe lời bố mẹ, K đã đến tìm việc làm tại công ti Y và được Giám đốc M nhận vào làm với mức lương thỏa thuận. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?
A. K và Giám đốc M.
B. Bố mẹ K và Giám đốc M.
C. K, bố mẹ K và Giám đốc M.
D. Bố mẹ K và K.
- Câu 23 : Chị H là nhân viên kinh doanh và ông L là Phó Chủ tịch huyện X bị cảnh sát giao thông phạt hành chính vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã thực hiện bình đẳng về trách nhiệm
A. hình sự.
B. dân sự.
C. kỉ luật.
D. pháp lí.
- Câu 24 : Ông S là Giám đốc công ti L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông S, anh G và anh D.
B. Ông S và anh G.
C. Ông S và bà M.
D. Ông S, bà M và anh G.
- Câu 25 : Sau mưa lũ, thấy mặt hàng rau củ trên thị trường khan hiếm, anh D đã chủ động nhập rất nhiều rau củ từ địa phương khác về để bán và thu được nhiều lợi nhuận. Anh D đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Quản lí.
B. Dự báo.
C. Thông tin.
D. Thực hiện.
- Câu 26 : Ông K nuôi gà bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua sách vở cho con. Ông K vận dụng chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá trị.
- Câu 27 : Trong giờ làm việc, anh Q và anh H đi ăn sáng. Anh Q và anh H cùng điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều và va chạm với xe đạp của chị N làm chị bị ngã. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?
A. Chị N và ông P.
B. Anh Q, anh H và chị N.
C. Anh Q và anh H.
D. Anh Q, anh H và ông P.
- Câu 28 : Trên đường chở mẹ và chị gái ra ga cho kịp giờ tàu chạy, xe máy do anh H điểu khiển đã va chạm và làm đổ biển quảng cáo do nhà bà T dựng dưới lòng đường. Em bà T là ông S xông lại đánh anh H bị thương nặng phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Bà T và ông S.
B. Anh H, bà T và ông S.
C. Anh H và bà T.
D. Anh H và ông S.
- Câu 29 : Do bất đồng quan điểm sống, anh T đã nhiều lần đánh vợ mình là chị X nên chị đã viết đơn li hôn gửi Tòa án nhân dân. Chị gái của chị X là chị M vì thương em nên đã bôi nhọ danh dự anh T trên mạng xã hội khiến uy tín của anh ở cơ quan bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh T biết chuyện liền đuổi chị X ra khỏi nhà mình. Bà Q còn gọi điện cho bố mẹ chị X để lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh T và chị M.
B. Anh T và bà Q.
C. Anh T, bà Q và chị M.
D. Chị X, anh T và chị M.
- Câu 30 : Gia đình bà H xây nhà và để nguyên vật liệu lấn chiếm lòng lề đường. Thấy vậy bà T đã làm đơn tố cáo bà H lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. Biết bà T là người đứng đơn tố cáo mình, bà H cùng con trai là anh K tự ý xông vào nhà bà T đập phá đồ đạc. Thấy nhà mình bị đập phá, con trai bà T là anh G cầm tuýp sắt đánh bà H trấn thương sọ não. Anh K giật được tuýp sắt và đánh anh G gãy tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Bà H, anh K và anh G.
B. Bà H, bà T và anh G.
C. Anh K và bà T.
D. Anh K, anh G và bà T.
- Câu 31 : Do trời mưa to nên khi sang đường, xe tải do anh V điều khiển đã lao vào xe máy của ông G đang chở bà Y, khiến hai ông bà bị thương. Anh S là chủ doanh nghiệp nơi anh V làm công nhân, sợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình của mình nên anh S đưa cho cán bộ công an M số tiền là 20 triệu đồng để được lấy xe về sớm. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh V, anh S và công an M.
B. Anh V và công an M.
C. Anh V, ông G và anh S.
D. Anh S và công an M.
- Câu 32 : Khi thi công tuyến đường liên thôn, công ti S đã làm đổ tường rào của một số hộ dân. Công ti S đã khắc phục xây mới theo quy định của pháp luật. Việc làm của công ti S thể hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?
A. Là công cụ để công dân bảo vệ mọi quyền và lợi ích của mình.
B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Là công cụ thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.
D. Là phương tiện để nhà nước quản lí đời sống chính trị.
- Câu 33 : Khi thấy nhu cầu về gà thịt ở thành phố tăng cao, chị G đã cùng chồng chở gà ra thành phố bán và thu được nhiều lợi nhuận. Chị G đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu - nghèo.
B. Phân hóa nền kinh tế.
C. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
D. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
- Câu 34 : Chị Y (16 tuổi) đến Ủy ban nhân dân xã K để đăng kí kết hôn. Cán bộ tư pháp xã K đã giải thích rằng mọi công dân Việt Nam khi đăng kí kết hôn phải từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam. Sau đó, cán bộ tư pháp xã K không làm thủ tục đăng kí kết hôn cho chị Y. Cán bộ tư pháp xã K đã sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại