Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 21 Chuyển động tịnh tiến...
- Câu 1 : Đối với một vật quay quanh một trục cố định. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Khi không còn momen lực tác dụng vào vật thì vật đang quay sẽ dừng lại ngay
B. Vật quay được nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
C. Khi tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
D. Vật không quay được khi có momen lực tác dụng lên nó.
- Câu 2 : Momen quán tính của một vật không phụ thuộc vào ?
A. Hình dạng và kích thước của vật.
B. Vị trí của trục quay.
C. Khối lượng của vật.
D. Tốc độ góc của vật.
- Câu 3 : Một vật đang quay quanh trục với một tốc độ góc ω=2 rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật dừng lại ngay.
B. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật đổi chiều quay.
D. Vật quay đều với tốc độ góc 2 rad/s.
- Câu 4 : Một xe ca có khối lượng 1250kg được dùng để kéo một xe móc có khối lượng 325kg. Cả hai xe cùng chuyển động với gia tốc 2,15mm/s2. Bỏ qua chuyển động quay của các bánh xe. Hãy xác định hợp lực tác dụng lên xe ca.
A. 3766,25 N
B. 3354,25 N
C. 3386,25 N
D. 5486,25 N
- Câu 5 : Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
C. các lực tác dụng phải đồng quy.
D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0.
- Câu 6 : Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
C. các lực tác dụng phải đồng quy.
D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
- Câu 7 : Hùng và Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):
A. 0,38 m/s2.
B. 0,038 m/s2.
C. 3,8 m/s2.
D. 4,6 m/s2.
- Câu 8 : Một khối gỗ có khối lượng M = 30 kg đặt trên một xe lăn có khối lượng m = 20 kg đang đứng yên trên sàn nhà. Xe bắt đầu chịu tác dụng của các lực có hợp lực là F =10 N có phương nằm ngang. Cả xe và gỗ cùng chuyển động tịnh tiến và không địch chuyển so với nhau. Sau bao lâu thì xe đi được 2m?
A. 4 s.
B. 4,5 s.
C. 5 s.
D. 5,5 s.
- Câu 9 : Một vật rắn có khối lượng m= 10kg được kéo trượt tịnh tiến trên mặt sàn nằm ngang bởi lực F có độ lớn 20 N hợp với phương nằm ngang một góc α=30o. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μ = 0,1 (lấy g = 10 m/s2). Quãng đường vật rắn đi được 4 s là
A. 6,21 m.
B. 6,42 m.
C. 6,56 m.
D. 6,72 m.
- Câu 10 : Một ô tô có khối lượng 1 600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm bằng 600 N. Hỏi độ lớn gia tốc mà lực này gây ra cho xe ?
A. 0,325(m/s2)
B. 0,375(m/s2)
C. 0,225(m/s2)
D. 0,115(m/s2)
- Câu 11 : Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực F. Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?
A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật.
B. Giá của lực song song với trục quay.
C. Giá của lực đi qua trục quay.
D. Cả B và C đều đúng.
- Câu 12 : Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nên nhà băng một sợi dây chếch 30° so với phương ngang. Lực kéo dây là 120 N. Hòm chuyển động thẳng với gia tốc 1,2 m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa hòm và nền nhà.
A. 0,428
B. 0,278
C. 0,256
D. 0,461
- Câu 13 : Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính lực kéo.
A. 3,34 N
B. 3,68 N
C. 3,62 N
D. 3,24 N
- Câu 14 : Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng α so với phương ngang. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Tính góc α. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. α =450
B. α = 300
C. α = 200
D. α =600
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do