Đề kiểm tra học kỳ I vật lý 10 sở GD&ĐT - Vĩnh Phú...
- Câu 1 : Trong chuyển động tròn đều tâm O, bán kính R, tốc độ dài của vật là v, tốc độ góc là ω , gia tốc cuả vật là α, chu kì của vật là T. Biểu thức nào dưới đây không đúng
A
\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)B v = ωR
C . v = 2πƒ
D
\(\alpha = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}R\) - Câu 2 : Chọn câu sai.
A Quỹ đạo chuyển động của một vật có tính tương đối.
B Vận tốc của vật chuyển động có tính tương đối
C Nói rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay Mặt Trời quay quanh Trái Đất đều đúng
D Trong cơ học Niu-tơn, khoảng cách giữa hai điểm trong không gian có tính tương đối
- Câu 3 : khi xe buýt đang chuyển động bỗng hãm phanh đột ngột thì các hành khách trên xe sẽ
A Dừng lại ngay
B chúi đầu về phía trước
C Ngả người sang bên cạnh
D ngả người về phía sau.
- Câu 4 : Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở lò xo sẽ
A Hướng theo trục và hướng vào trong.
B Hướng theo trục và hướng ra ngoài.
C Hướng vuông góc với trục lò xo.
D Luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
- Câu 5 : Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B Tốc độ tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C Gia tốc là đại lượng không đổi.
D Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
- Câu 6 : Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m. Lúc 6 giờ xe thứ nhất qua A với tốc độ v1 = 20m/s, ngay sau đó xe tắt máy chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2 . cùng lúc đó xe thứ 2 qua B chuyển động thẳng đều với tốc độ v2= 72km/h. Chọn trục Ox trùng đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc 6 giờ.a, Viết phương trình chuyển động của xe thứ nhất. Xác định quãng đường đi và vận tốc của xe sau 5 giây.b, Viết phương trình chuyển động của xe thứ hai. Xác định vị trí của xe sau 1 phút.c, Tính thời gian chuyển động của xe thứ nhất đến khi dừng.d, Xác định chính xác thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau
- Câu 7 : Từ đỉnh tháp cao 80m so với mặt đất, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 =30m/s . Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2.a, tính thời gian chuyển động của vật đến khi chạm đất.b, xác định tầm bay xa của vật.
- Câu 8 : Một vật có khối lượng m = 10kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μ = 0,1. Lấy g =10m/s2. Tác dụng một lực kéo F =30N theo phương ngang vào vật.a, Xác định gia tốc và vận tốc của vật sau 5 giây.b, Sau 5 giây thì lực F ngừng tác dụng. Xác định thời gian và quãng đường mà vật đi được kể từ khi lực F ngừng tác dụng.c, Sau 5 giây kể từ khi vật bắt đầu chuyển động, tác dụng thêm lực F1 = 45N vào vật và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật. Xác định quãng đường mà vật đi được trong 5 giây kể từ khi có thêm lực F1
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do