Đề thi online Mọi công dân bình đẳng trước pháp l...
- Câu 1 : Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho các thí sinh người dân tộc thiểu số thể hiện quan điểm gì của Nhà nước ta?
A Giúp đỡ những người dân tộc thiểu số để họ phát triển.
B Tạo điều kiện để mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật.
C Rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.
D Tạo lòng tin cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số.
- Câu 2 : Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A như nhau.
B ngang nhau.
C bằng nhau
D có thể khác nhau.
- Câu 3 : Học tập là một trong những
A Nghĩa vụ của công dân.
B Quyền của công dân.
C Trách nhiệm của công dân.
D Quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Câu 4 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu mức hình phạt như nhau. Quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
A Sai, còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi.
B Sai, còn phụ thuộc vào địa vị xã hội của mỗi người.
C Đúng, vì mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D Đúng, vì mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ.
- Câu 5 : M, N rủ H ( cả ba đều 17 tuổi) đua xe mô tô. H e ngại vì cả ba chưa có giấy phép lái xe sẽ bị công an xử phạt. M lên tiếng không lo vì bố N là trưởng công an quận nên có bị bắt cũng không sao. Nếu là bạn cùng lớp của M, N và H em sẽ làm gì?
A Cùng tham gia với các bạn vì đua xe rất thú vị.
B Không tham gia vì không muốn bị tai nạn.
C Khuyên các bạn không nên đua xe vì chưa đủ tuổi và đua xe rất nguy hiểm, dễ xảy ra tại nạn.
D Báo với công an để họ xử lí hành vi của các bạn.
- Câu 6 : Nam thanh niên đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự còn nữ giới thì không. Điều này có mâu thuẫn với quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân không? Vì sao?
A Có, vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B Có, vì cả nam và nữ đều bình đẳng như nhau.
C Không, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
D Không, vì nữ giới không có sức chịu đựng như nam giới.
- Câu 7 : Tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay, không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy Nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng về
A quyền và nghĩa vụ của công dân.
B trách nhiệm pháp lí của công dân.
C nghĩa vụ của công dân.
D quyền của công dân.
- Câu 8 : Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông vi phạm pháp luật, bất kể người vi phạm là ai đã thể hiện sự bình đẳng về
A nghĩa vụ của công dân.
B trách nhiệm pháp lí.
C trách nhiệm khi tham gia giao thông.
D quyền lợi của người tham gia giao thông.
- Câu 9 : A và B cùng dự thi vào trường đại học . A đạt điểm số cao, được tuyển chọn vào lớp chất lượng cao. B điểm số thấp hơn được tuyển vào lớp thường. Điều này có mâu thuẫn với quyền bình đẳng của công dân hay không? Vì sao?
A Không, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của mỗi người.
B Có, vì mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C Có, vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
D Không, vì A và B đều có quyền được chọn lớp học cho mình.
- Câu 10 : K và N cùng đỗ vào trường cấp 3 có tiếng ở huyện. Với điểm số cao, K được vào khối lớp chất lượng cao còn N thì vào học khối lớp đại trà. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A Bình đẳng về học tập.
B Bình đẳng trong tuyển sinh.
C Bình đẳng về cơ hội tuyển dụng.
D Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Câu 11 : N 19 tuổi là một thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy rủ A 17 tuổi bỏ học cướp xe máy, đánh trọng thương người lái xe (70%). Tòa án đã xử N tù chung thân, A 17 năm tù. Điều này có mâu thuẫn với công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
A Có, vì N và A đều vi phạm như nhau.
B Có, vì cả N và A đều đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
C Không, vì N đã đủ tuổi phải chụi trách nhiệm hình sự, còn A đang ở tuổi chưa thành niên nên mức xử phạt sẽ nhẹ hơn.
D Không, vì N là chủ mưu còn A bị lôi kéo.
- Câu 12 : M, N, H, K tổ chức đánh bạc ăn tiền. M, N và H bị công an xã xử phạt hành chính còn K là cháu của chủ tịch xã nên ko bị xử phạt chỉ bị nhắc nhở. Theo em, việc làm của công an xã không thể hiện công dân bình đẳng về
A trách nhiệm pháp lí.
B nghĩa vụ.
C thi hành pháp luật.
D quyền và nghĩa vụ.
- Câu 13 : Cá nhân, tổ chức tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện
A quyền của công dân.
B trách nhiệm của công dân.
C quyền và nghĩa vụ của công dân
D nghĩa vụ của công dân.
- Câu 14 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời
A trách nhiệm của công dân.
B lợi ích của công dân.
C nghĩa vụ của công dân.
D bổn phận của công dân.
- Câu 15 : Việc sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người là thể hiện nội dung bình đẳng về
A quyền của công dân trước pháp luật.
B nghĩa vụ của công dân.
C trách nhiệm của công dân.
D quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Câu 16 : Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước nghi nhận trong
A Hiến pháp.
B nghị quyết của Quốc hội.
C chính sách của nhà nước.
D Hiến pháp và luật.
- Câu 17 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A Pháp luật luôn có sự phân biệt, đối xử giữa các công dân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
B Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
D Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- Câu 18 : Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là
A quyền như nhau, ngang nhau giữa các chủ thể pháp luật.
B điều kiện cần thiết để công dân hưởng quyền của mình.
C bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
D mọi công dân không bị phân biệt đối xử đều bình đẳng trước pháp luật
- Câu 19 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo
A quy định của pháp luật.
B quy định của tổ chức.
C quy định của cơ quan.
D quy định của địa phương.
- Câu 20 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, là nội dung bình đẳng về
A quyền của công dân.
B nghĩa vụ của công dân.
C trách nhiệm pháp lí của công dân
D quyền và nghĩa vụ của công dân
- Câu 21 : Công dân khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình không phân biệt
A là ai, địa vị nào, làm nghề gì.
B địa điểm nào, làm công việc gì.
C lãnh thổ nào, làm bất cứ việc nào.
D tổ chức nào, làm bất cứ nghề gì.
- Câu 22 : Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau dù là bất kì ai đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A tương tự nhau.
B như nhau.
C khác nhau.
D cùng nhau.
- Câu 23 : Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt, đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân
A bình đẳng trước xã hội.
B bình đẳng trước tổ chức.
C bình đẳng trước pháp luật.
D bình đẳng trước chính quyền
- Câu 24 : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào
A khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người
C trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.
D tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
- Câu 25 : Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo racác điều kiện
A đầy đủ về vật chất.
B đầy đủ về tinh thần.
C về vật chất và tinh thần.
D về kinh tế, chính trị.
- Câu 26 : Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công dân sử dụng
A các quyền của mình
B các trách nhiệm của mình
C các lợi ích của mình
D các nhu cầu của mình
- Câu 27 : Phát biểu nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?
A Chồng có quyền đánh vợ.
B Bố mẹ được quyền bắt con nghỉ học.
C Thầy giáo được phạt học sinh.
D K và L vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt như nhau.
- Câu 28 : Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
B Công dân vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
C Công dân vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D Công dân được hưởng quyền giống nhau và phải làm nghĩa vụ giống nhau
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại