Đề ôn tập Chương 4 Sinh 10 năm 2021 - Trường THPT...
- Câu 1 : Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là gì?
A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất
B. Nhân đôi và phân chia NST
C. Nguyên phân và giảm phân
D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất
- Câu 2 : Trong chu kỳ tế bào, thời điểm nào dễ gây đột biến gen nhất?
A. Pha S
B. Pha G1
C. Pha M
D. Pha G2
- Câu 3 : Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là gì?
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
- Câu 4 : Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trìnhI. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc.
A. I, VI
B. II, V
C. II, III, VI
D. I, III, V
- Câu 5 : Có các phát biểu sau về kì trung gian:(1) Phân chia tế bào chất
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
- Câu 6 : Có các phát biểu sau về kì trung gian:(1) Có 3 pha: G1, S và G2
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
- Câu 7 : Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự như thế nào?
A. G1, G2, S, nguyên phân.
B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân.
D. G2, G1, S, nguyên phân.
- Câu 8 : Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào phôi
C. Tế bào sinh dục
D. Tế bào giao tử
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây đúng về chu kỳ tế bào?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
- Câu 10 : Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng khoảng thời gian nào?
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
- Câu 11 : Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là gì?
A. Quá trình phân bào
B. Chu kỳ tế bào
C. Phát triển tế bào
D. Phân chia tế bào
- Câu 12 : Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần
- Câu 13 : Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?
A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối
B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa
D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- Câu 14 : Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là bao nhiêu?
A. 8
B. 12
C. 24
D. 48
- Câu 15 : Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
A. 2k tế bào con.
B. k/2 tế bào con.
C. 2k tế bào con.
D. k – 2 tế bào con.
- Câu 16 : Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu, trong các tế bào có bao nhiêu NST?
A. 400 NST kép
B. 800 NST kép
C. 400 NST đơn
D. 800 NST đơn
- Câu 17 : Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là:
A. 240
B. 160
C. 320
D. 80
- Câu 18 : Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78 đang thực hiện nguyên phân bình thường, số tâm động và số crômait trong tế bào này tại kì giữa lần lượt là bao nhiêu?
A. 39 và 78
B. 156 và 78
C. 156 và 0
D. 78 và 156
- Câu 19 : Gà có 2n=78. Vào kỳ sau nguyên phân số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là bao nhiêu?
A. 78 nhiễm sắc thể đơn
B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn
D. 156 nhiễm sắc thể kép
- Câu 20 : Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Số tâm động có trong tế bào ở kì sau là:
A. 0
B. 7
C. 14
D. 28
- Câu 21 : Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có bao nhiêu NST?
A. 8 NST đơn.
B. 16 NST đơn.
C. 8 NST kép.
D. 16 NST kép.
- Câu 22 : Ở người (2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?
A. 23
B. 46
C. 69
D. 92
- Câu 23 : Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có bao nhiêu NST?
A. 46 nhiễm sắc thể đơn
B. 92 nhiễm sắc thể kép
C. 46 crômatit
D. 92 tâm động
- Câu 24 : Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?
A. n NST đơn
B. 2n NST đơn
C. n NST kép
D. 2n NST kép
- Câu 25 : Khi hoàn thành kỳ sau của nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu?
A. 2n, trạng thái đơn
B. 4n, trạng thái đơn
C. 4n, trạng thái kép
D. 2n, trạng thái đơn
- Câu 26 : Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây?1. Chiết cành, giâm cành
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1
D. 1, 3
- Câu 27 : Kết quả sau lần phân bào của giảm phân là gì?
A. Các hợp tử.
B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào giao tử đực hoặc cái với bộ NST đơn bội.
D. Tế bào xôma.
- Câu 28 : Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra kết quả thế nào?
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
- Câu 29 : Nêu đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân?
A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể
B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ
C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì
D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể
- Câu 30 : Vì sao trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST?
A. NST chưa tự nhân đôi
B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh
C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất
D. Các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp
- Câu 31 : Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau I của giảm phân?
A. Phân li ở trạng thái đơn
B. Phân li nhưng không tách tâm động
C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
D. Tách tâm động rồi mới phân li
- Câu 32 : Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 diễn ra như thế nào?
A. nhiễm sắc thể kép tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
B. các nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa
C. nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào
D. nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào
- Câu 33 : Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì nào?
A. kì sau của lần phân bào II.
B. kì sau của lần phân bào I.
C. kì cuối của lần phân bào I.
D. kì cuối của lần phân bào II.
- Câu 34 : Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng?
A. Hai hàng
B. Một hàng
C. Ba hàng
D. Bốn hàng
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin