Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT N...
- Câu 1 : Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính của mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai. một hôm sau, bố anh A là ông V phát hiện con mình bị ông Q giam và bỏ đói đến ngất xỉu tại trụ sở công an phường nên đã yêu cầu ông Q phải thả anh A. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự?
A. Chị S và ông V.
B. Ông V và ông Q.
C. Anh C, anh A và ông Q.
D. Chị S, ông V và ông Q.
- Câu 2 : Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng hàng giả lớn (tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng) thì thuộc loại vi phạm pháp luật nào và bị xử phạt ra sao?
A. Vi phạm hình sự và bị xử phạt tù.
B. Vi phạm hành chính và bị xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng
C. Vi phạm hành chính và phạt tiền từ 25 triệu đến 35 triệu đồng.
D. Vi phạm hình sự và phạt tiền từ 25 triệu đến 35 triệu đồng.
- Câu 3 : Trong thời gian chờ quyết định li hôn với vợ là bà C, chủ một tiệm tạp hóa, cán bộ sở X là ông A đã sống chung như vợ chồng với nhân viên dưới quyền là chị S. Biết chuyện, bà C đã ép buộc con gái mình là chị D, sinh viên đại học đến sở X lăng nhục, xúc phạm chị S. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính, vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Ông A, bà C và chị D.
B. Bà C và ông A.
C. Ông A, bà C và chị S.
D. Ông A và chị S.
- Câu 4 : Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp không được trái với Hiến Pháp. Yêu cầu này nhằm mục đích gì?
A. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
B. Tạo nên sự hài hòa của hệ thống pháp luật nước ta.
C. Tạo nên sự gắn kết giữa các văn bản pháp luật.
D. Tạo nên mối liên hệ mật thiết trong hệ thống pháp luật nước ta.
- Câu 5 : Theo quy định tại điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Em hãy cho biết mức phạt đối với người chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe máy từ 50cm3 trở lên?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đống đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
- Câu 6 : N học xong lớp 12, em tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa do nhân tố nào quyết định?
A. nhà nước
B. người làm dịch vụ
C. người sản xuất
D. thị trường
- Câu 7 : Vi phạm hành chính là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước do ai thực hiện?
A. cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
B. cá nhân và tổ chức cùng thực hiện.
C. tổ chức kinh tế thực hiện.
D. tổ chức chính trị thực hiện.
- Câu 8 : Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là gì?
A. người vi phạm cần chủ động đăng ký nhân khẩu.
B. người vi phạm phải khai báo tạm trú, tạm vắng.
C. người vi phạm phải có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. người vi phạm cần bảo mật lí lịch cá nhân.
- Câu 9 : Cán bộ sở X là anh A điều khiển xe ô tô của cơ quan đi công việc riêng và sai làn đường nhưng được cảnh sát giao thông là anh B bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó, xe ô tô do anh A điều khiển đã va chạm với chị V đang lưu thông ngược đường một chiều khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh D tự ý bỏ cuộc họp giao ban tại ủy ban nhân xã và đến hiện trường vụ tai nạn rồi đập vỡ gương xe ô tô của anh A. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự và kỉ luật?
A. Anh B, anh D và chị V.
B. Anh D và anh A.
C. Anh A, anh D và anh B.
D. Anh B và anh D.
- Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau đây: Trong nền sản xuất hàng hóa, sở dĩ hàng hóa này có thể trao đổi được với hàng hóa kia là do chúng có ..........
A. giá trị sử dụng và mẫu mã giống nhau
B. mẫu mà và chất lượng tương đương nhau
C. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau
D. chất lượng và giá trị hàng hóa khác nhau
- Câu 11 : Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. sức lao động
B. năng lực lao động
C. nguồn lao động
D. khả năng lao động
- Câu 12 : Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?
A. áp dụng pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật
D. sử dụng pháp luật
- Câu 13 : Sắp đến dịp tết trung thu. Bà Z mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy bà Z đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng thực hiện giá trị
B. Chức năng thông tin
C. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất
D. Chức năng thừa nhận, kích thích sản xuất
- Câu 14 : “Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng hi vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra”. Đây là dấu hiệu lỗi nào?
A. Lỗi vô ý do cẩu thả.
B. Lỗi vô ý do quá tự tin.
C. Lỗi cố ý gián tiếp.
D. Lỗi cố ý trực tiếp.
- Câu 15 : Bạn H cho rằng: “Con bò khi kéo cày trên đồng ruộng thì nó được coi là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng khi con bò đó bị đưa ra lò mổ thì nó trở thành đối tượng lao động của người làm nghề giết mổ gia súc” Theo em bạn H dựa vào đâu để phân biệt một vật lúc nào là tư liệu lao động, lúc nào là đối tượng lao động?
A. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của con bò trong sản xuất.
B. Mục đích sử dụng con bò gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
C. Chức năng của con bò đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.
D. Đặc tính cơ bản của con bò gắn với chức năng cơ bản của nó trong sản xuất.
- Câu 16 : Trong câu: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào…” Các Mác muốn nói tới vai trò của nội dung nào?
A. người lao động
B. sản phẩm lao động
C. tư liệu lao động
D. đối tượng lao động
- Câu 17 : Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm gì?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Qui định bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
C. Các qui tắc quy định về những việc được làm, phải làm, không được làm.
D. Qui định về hành vi của con người.
- Câu 18 : Ông H đã đưa hối lộ cho anh L là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của H và L. Anh K đã yêu cầu H phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo. H đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện đã đi kể lại cho vợ của K biết. Trong tình huống này ai là người vi phạm pháp luật và đạo đức?
A. Ông K và H.
B. Ông K, H, L.
C. Ông L, K.
D. Ông H và L.
- Câu 19 : “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo về quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…” Em hãy cho biết đây là lời khẳng định của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Trường Trinh.
- Câu 20 : Cán bộ xã D là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sở để giuos ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Hình sự và kỉ luật.
C. Hành chính và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.
- Câu 21 : Một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm. Đây là hình thức nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 22 : Điều 102 Bộ luật hình sự qui định: “ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” Em hãy xác định bộ phận Chế tài trong Điều luật trên?
A. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
B. Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
C. Có điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người đó chết.
D. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại