Đề thi HK2 môn Hóa 11 năm 2017 - 2018 - Trường THP...
- Câu 1 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúctác), (CHCO)2O
B. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
C. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
D. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
- Câu 2 : Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but-1-en .
B. đibutyl ete.
C. đietyl ete.
D. but-2-en.
- Câu 3 : Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Etylclorua.
B. Anđehit axetic.
C. Tinh bột.
D. Etilen
- Câu 4 : Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước brom?
A. Etan.
B. But- 1 – en.
C. Buta-1,3 – đien.
D. Axetilen.
- Câu 5 : Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
- Câu 6 : Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 ( đktc).Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C3H7OH.
B. C4H9OH và C5H11OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH
- Câu 7 : Hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử là
A. ankan
B. anken
C. ankin
D. xicloankan.
- Câu 8 : Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14.
B. C5H12
C. C4H10.
D. C3H8.
- Câu 9 : Khi đun nóng etylclorua trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH , thu được
A. axetilen.
B. etan.
C. etilen.
D. etanol.
- Câu 10 : Cho phản ứng : C2H2 + H2O → A . A là chất nào dưới đây
A. CH2=CHOH.
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
- Câu 11 : Dẫn 3,36 lít ( đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam.Thành phần phần trăm về thể tích của hai anken là
A. 33,33% và 66,67%
B. 25% và 75%.
C. 40% và 60%
D. 35% và 65%
- Câu 12 : Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 13 : Cho ankin X có công thức cấu tạo sau: CH3CCCH(CH3)CH3. Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in.
B. 2-metylpent-3-in.
C. 4-metylpent-3-in.
D. 2-metylpent-4-in
- Câu 14 : Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna. Công thức phân tử của B là
A. C2H5OH.
B. C4H10.
C. C4H6.
D. C4H4.
- Câu 15 : Cho isopren phản ứng cộng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 số dẫn xuất đibrom( đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 16 : Axetilen có công thức phân tử là?
A. C3H4
B. C2H2
C. C2H4
D. C2H6
- Câu 17 : TNT ( 2, 4,6 – Trinitro toluen ) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 dặc , trong điều kiện đun nóng.Biết hiệu suất của quá trình tổng hợp là 80%.Lượng TNT ( 2,4,6 – Trinitro toluen ) tạo thành từ 230 gam toluen là
A. 567,5g
B. 687,5g.
C. 454,0g.
D. 450 g.
- Câu 18 : Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br
B. CH3-CH2-CH2-CH2Br
C. CH3- CH2-CHBr- CH2Br
D. CH3-CH2-CHBr-CH3.
- Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức ( X) thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O .Xác định công thức phân tử của X?
A. C2H6O.
B. C3H8O.
C. CH4O.
D. C4H10O.
- Câu 20 : Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. Benzen + Cl2 (as).
B. Benzen + H2 (Ni, p, to).
C. Benzen + Br2 (dd).
D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ)
- Câu 21 : Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom (dd).
B. Br2 (Fe).
C. KMnO4 (dd).
D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd)
- Câu 22 : Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd KMnO4.
B. dd NaOH
C. dd Br2.
D. H2 ,Ni,to
- Câu 23 : Khi cho buta-1,3 – dien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao , có Ni làm xúc tác , có thể thu được
A. butan
B. pentan
C. iso butan
D. iso butilen
- Câu 24 : Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 4 đồng phân.
B. 5 đồng phân.
C. 6 đồng phân.
D. 3 đồng phân.
- Câu 25 : Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no ?
A. Hiđrocacbon no là hi đrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocacbon no là hi đrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocacbon no là hi đrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.
- Câu 26 : Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Cả A, B và C
- Câu 27 : Cho sơ đồ chuyển hóa :
A. isobutilen.
B. but-2-en.
C. đibutyl ete.
D. propen.
- Câu 28 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng
A. nung natri axetat với vôi tôi xút.
B. điện phân dung dịch natri axetat
C. craking n-butan.
D. cacbon tác dụng với hiđro.
- Câu 29 : Cho dãy các chất : cumen, stiren, isopren, xiclohecxan, axetilen, benzen.Số chất trong dãy làm nhạt màu dung dịch nước brom là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 30 : Để phân biệt các chất khí sau: etilen, axtilen, metan người ta dùng các chất nào sau đây ?
A. Br2 khan.
B. dung dịch Br2.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2.
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy m có giá trị là
A. 6 gam.
B. 2 gam.
C. 4 gam.
D. 8 gam
- Câu 32 : Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol.
B. 3-metyl butan-1-ol.
C. 3-metyl butan-2-ol.
D. 2-metyl butan-1-ol.
- Câu 33 : Số đồng phân an ken của C4H8 là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 34 : Để phân biệt glyxerol và ancol etylic đựng trong hai lọ không nhãn ta dùng
A. Dung dịch NaOH.
B. Cu(OH)2 .
C. Na.
D. Dung dịch Brôm.
- Câu 35 : Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là
A. CnH2n-6 ; n ≥ 3.
B. CnH2n+6 ; n≥ 6.
C. CnH2n-6 ; n ≥ 6
D. CnH2n-2 ; n ≥ 6.
- Câu 36 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O . Hai hiđrocacbon đó là
A. C2H6 và C3H8.
B. C3H8 và C4H10.
C. CH4 và C2H6.
D. C4H10 và C5H12.
- Câu 37 : Dẫn V lít (ở đktc) hh X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V bằng
A. 8,96.
B. 13,44.
C. 5,60.
D. 11,2.
- Câu 38 : Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 40%.
B. 25%.
C. 50%
D. 20%.
- Câu 39 : Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2
B. K2CO3, H2O, MnO2.
C. C2H5OH, MnO2, KOH.
D. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.
- Câu 40 : Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3 X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-CAg≡CAg.
B. CH3-C≡CAg.
C. AgCH2-C≡CAg.
D. A, B, C đều có thể đúng
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ