Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trườ...
- Câu 1 : Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.
- Câu 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
B. Bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó phạm tội.
C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân.
- Câu 3 : Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể.
D. Quyền được bảo đảm thư tín, điện thoại điện tín.
- Câu 4 : Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác.
C. Quyền nhân thân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.
- Câu 5 : Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của:
A. Thủ trưởng cơ quan.
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan công an xã, phường.
D. Cơ quan quân đội.
- Câu 6 : Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây?
A. Do pháp luật quy định
B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý.
D. Do một người chỉ dẫn.
- Câu 7 : Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức:
A. Vừa vi phạm pháp luật.
B. Vừa trái với chính trị.
C. Vừa vi phạm chính sách.
D. Vừa trái với thực tiễn.
- Câu 8 : Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.
- Câu 9 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết:
A. khiếu nại, tố cáo.
B. khiếu nại.
C. tố cáo.
D. tranh chấp hình sự.
- Câu 10 : Theo em học sinh THPT có quyền nào sau đây:
A. Thảo luận đóng góp ý kiến để xây dựng trường và lớp.
B. Tự do tham gia quản lí các vấn đề của địa phương.
C. Giải quyết khiếu nại tố cáo.
D. Tham gia ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Câu 11 : Hoa được hợp đồng 2 năm làm tạp vụ trong một trạm y tế gần nhà, nhưng bị buộc thôi việc khi chưa hết thờ gian trong hợp đồng mà không rõ lí do, theo em Hoa cần phải làm đơn gì?
A. Đơn khiếu nại
B. Đơn tố cáo
C. Đơn xin việc
D. Đơn thôi việc
- Câu 12 : Thực thi quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Vậy theo em muốn làm một người chủ tốt trước tiên phải làm gì?
A. Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.
B. Có ý thức về quyền bầu cử và ứng cử.
C. Có ý thức tôn trọng pháp luật.
D. Có ý thức xây dựng và bảo vệ quyền của mình.
- Câu 13 : Tình huống: Bạn Hùng và ba bạn khác đi chơi ở công viên, do Hùng cãi nhau với một bạn nam trong nhóm và dẫn đến đánh nhau, ngay lúc đó bị hai chú công an thị trấn bắt gặp và đưa về đồn công an thị trấn, giam giữ 14h sau đó mới được thả ra, nhưng không có quyết định bằng văn bản bắt giam nào. Khi biết chuyện đó, chú Hoàng trong xóm khuyên bố mẹ bạn Hùng nên làm đơn gửi lên trưởng công an Thị trấn, kiện hai chú công an vì đã bắt và giam giữ người sai quy định của luật pháp, nhưng bố Bạn Hùng bảo rằng mình không có quyền trái lệnh nhà nước nên không được kiện. Theo em Ý kiến của chú Hoàng và Bố Hùng ai đúng ai sai, Bố Hùng nên làm gì?
A. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn tố cáo.
B. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn khiếu nại.
C. chú Hoàng sai - bố Hùng đúng – không kiện.
D. chú Hoàng đúng - bố Hùng sai – im lặng và chờ cơ quan có thẩm quyền xử lí.
- Câu 14 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả người lao động. Đã là người làm chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà.” theo em quyền làm chủ đó được thể hiện qua những quyền nào:
A. quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền được biểu quyết và thảo luận.
B. quyền bầu cử và ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội, khiếu nại và tố cáo.
C. quyền được bầu cử ứng cử và quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
- Câu 15 : Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể
A. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.
B. học từ thấp đến cao.
C. học bằng nhiều hình thức.
D. học không hạn chế.
- Câu 16 : Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:
A. quyền học không hạn chế của công dân.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 17 : Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực:
A. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
B. khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật.
C. khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật.
D. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.
- Câu 18 : Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân:
A. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
B. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình.
D. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện và có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- Câu 19 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp.
C. Công dân có quyền tự do sáng tác các tác phẩm của mình.
D. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng.
- Câu 20 : Kết thúc học kỳ và cuối năm học, Trường Trung học phổ thông A thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện Trường Trung học phổ thông A đã đảm bảo
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.
D. quyền tự do của công dân.
- Câu 21 : Cậu bé Hoàng Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặt cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:
A. quyền học tập không hạn chế của công dân.
B. quyền học tập và sáng tạo của công dân.
C. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.
D. quyền học tập tự do của công dân.
- Câu 22 : Bạn B đang học lớp 11. Do học lực yếu nên gia đình xin cho bạn B lưu ban. Điều này
A. vi phạm quyền học tập của công dân.
B. vi phạm quyền được phát triển của công dân.
C. đảm bảo quyền của người học.
D. đảm bảo quyền tự do của công dân.
- Câu 23 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo:
A. quyền sáng tạo của công dân.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền phát triển của công dân.
D. quyền tự do của công dân.
- Câu 24 : Các hoạt động kinh doanh, hoạt động nào là quan trọng nhất ?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
C. Hoạt động dịch vụ.
D. Hoạt động trao đổi.
- Câu 25 : Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là ?
A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
C. Mọi công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. Chỉ được kinh doanh những mặt hàng dịch vụ.
- Câu 26 : Nhà nước ta đã làm gì để thực hiện xóa đói, giảm nghèo ?
A. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.
B. Chăm sóc sức khỏe cho người dân.
C. Phòng, chống các tệ nạn xã hội.
D. Tạo ra nhiều việc làm mới.
- Câu 27 : Trong các nghĩa vụ của người kinh doanh thì nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
- Câu 28 : Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì văn hóa được xem là:
A. Điều kiện.
B. Cơ sở.
C. Tiền đề.
D. Động lực.
- Câu 29 : Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt ?
A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
B. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
C. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
D. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.
- Câu 30 : Nội dung nào sau đây không phải nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết việc làm.
B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Kiềm chế sự gia tăng dân số.
D. phá hoại các di tích lịch sử.
- Câu 31 : Để giải quyết việc làm cho nhân dân. Nhà nước có những chính sách gì ?
A. Tạo ra nhiều việc làm mới.
B. Ổn định cuộc sống.
C. Xóa đói, giảm nghèo.
D. Tăng thu nhập.
- Câu 32 : Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay ?
A. Giữ nguyên hiện trạng TNMT đang diễn ra nghiêm trọng
B. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn
C. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại tài nguyên môi trường đang diễn ra nghiêm trọng
- Câu 33 : Luật nghĩa vụ quân sự sữa đổi năm 2015 quy định độ tuổi nhập ngủ trong thời bình là ?
A. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.
B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
C. Từ 17 tuổi đến hết 27 tuổi
D. Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi
- Câu 34 : Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Chị A và chị B.
B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.
C. Chị N, chị A và chị B.
D. Chị A, chị B và chồng chị N.
- Câu 35 : Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.
B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.
D. Ông A, ông B và ông T.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại