Đề thi HK2 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019 Sở GD&Đ...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây sai :
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
- Câu 2 : Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
A. v/3
B. v
C. 3v
D. 2v
- Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa hệ số nở khối và hệ số nở dài α
A. β = 3α
B. β = 2α
C. β = α3
D. β = α/3
- Câu 4 : Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.
A. p ~ t.
B. \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
C. \(\frac{p}{t} = \) hằng số.
D. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
- Câu 5 : Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng
A. công của lực ma sát tác dụng lên vật.
B. công của lực thế tác dụng lên vật.
C. công của trọng lực tác dụng lên vật.
D. công của ngoại lực tác dụng lên vật.
- Câu 6 : Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng của vật.
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
- Câu 7 : Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức \(\Delta U = Q + A\) với quy ước
A. Q > 0 : hệ truyền nhiệt.
B. A < 0 : hệ nhận công.
C. Q < 0 : hệ nhận nhiệt.
D. A > 0 : hệ nhận công.
- Câu 8 : Nguyên lí I NĐLH là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây?
A. Định luật bảo toàn khối lượng.
B. Định luật bảo toàn động lượng.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
D. Định luật bảo toàn cơ năng.
- Câu 9 : Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
- Câu 10 : Một vật trượt trên mặt nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên.
A. công của lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
B. tổng công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
C. công của trọng lực tác dụng vào vật bằng 0.
D. hiệu giữa công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
- Câu 11 : Một viên đạn có khối lượng 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao thì nổ thành hai mảnh, mảnh nhỏ có khối lượng 1 kg bay ngang với vận tốc 300 m/s, còn mảnh lớn bay hợp với đường thẳng đứng một góc 450. Vận tốc của mảnh lớn ngay sau khi nổ là
A. 200 m/s.
B. 150\(\sqrt 2 \)m/s
C. 100 m/s
D. 150 m/s
- Câu 12 : Một vật có trọng lượng 1 N và động năng 5 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng
A. 10 km/h
B. 100 m/s
C. 50 m/s
D. 36 km/h
- Câu 13 : Một ô tô có khối lượng 4 tấn lên dốc có độ nghiêng α bằng 300 so với phương ngang, vận tốc đều 1,5 m/s. Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là \(\sqrt 3 \)/3. Lấy g = 10m/s2. Công suất của động cơ lúc đó là
A. 30kW
B. 60kW
C. 15kW
D. 120kW
- Câu 14 : Hệ số căng mặt ngoài của một chất lỏng không phụ thuộc vào
A. bản chất của chất lỏng.
B. nhiệt độ của chất lỏng.
C. độ lớn lực căng bề mặt.
D. lực căng bề mặt và độ dài đường giới hạn.
- Câu 15 : Một con lắc đơn lí tưởng, treo vật nặng nằm yên ở vị trí cân bằng thẳng đứng. Phải kéo con lắc lệch góc α0 bằng 450 rồi buông không vận tốc ban đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số giữa lực căng nhỏ nhất và lớn nhất của dây treo tác dụng lên vật là
A. 2,2
B. 0,45
C. 0,71
D. không thể tính được vì chưa cho g và m
- Câu 16 : Một hòn bi có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm tuyệt đối đàn hồi với hòn bi m2 đang nằm yên. Sau va chạm, cả hai đều có cùng vận tốc có độ lớn v/2. Tỉ số khối lượng m1 / m2 là
A. 2
B. 1/3
C. 0,5
D. 3
- Câu 17 : Chọn phát biểu sai. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
A. giống nhau theo mọi phương.
B. phụ thuộc vào độ sâu của điểm đang xét.
C. phụ thuộc vào áp suất khí quyển.
D. không phụ thuộc gia tốc trọng trường.
- Câu 18 : Đối với một lượng khí lý tưởng, khi áp suất tăng 2 lần và thể tích giảm 4 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ
A. tăng lên 8 lần.
B. giảm đi 8 lần.
C. tăng lên 2 lần.
D. giảm đi 2 lần.
- Câu 19 : Căn phòng có thể tích 30m3. Tăng nhiệt độ của phòng từ 100C đến 270C. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,29kg/m3, áp suất không khí môi trường là áp suất chuẩn. Khối lượng không khí thoát ra khỏi căn phòng là
A. 2,1 kg
B. 0,07 kg
C. 0,47 kg
D. 1,2 kg
- Câu 20 : Vật rắn nào sau đây thuộc vật rắn đơn tinh thể?
A. Cốc thuỷ tinh.
B. Cốc kim cương.
C. Cốc sắt.
D. Cốc nhựa.
- Câu 21 : Chất rắn kết tinh có?
A. Cấu trúc tinh thể và nhiệt độ nóng chảy xác định
B. Cấu trúc tinh thể và nhiệt độ nóng chảy không xác định
C. Cấu trúc đa tinh thể và nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Không có cấu trúc tinh thể và nhiệt độ nóng chảy xác định
- Câu 22 : Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Chất liệu của vật rắn
B. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn
C. Chiều dài của vật rắn
D. Tiết diện của vật rắn
- Câu 23 : Một cánh cửa làm bằng sắt có kích thước (50cm) x (100cm) ở nhiệt độ 650C. Nếu nhiệt độ giảm bớt 500C thì diện tích của cánh cửa là (Cho biết hệ số nở khối của sắt là 36.10-6K-1)
A. 4998 cm2
B. 4997 cm2
C. 4991 cm2
D. 4994 cm2
- Câu 24 : Một thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 250C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10-6K-1.
A. 55oC
B. 40oC
C. 110oC
D. 50oC
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do